Xuất khẩu thuỷ sản sang EU 5 tháng đầu năm tăng trưởng cao 45%

Adv thuysan247
Cũng như thị trường Mỹ, nhu cầu tại EU hồi phục sau Covid, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các DN Việt tranh thủ đẩy mạnh XK sang thị trường này.

Chế biến tôm tại Công ty CP Thủy sản Sạch Việt Nam

Cũng như thị trường Mỹ, nhu cầu tại EU hồi phục sau Covid, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các DN Việt tranh thủ đẩy mạnh XK sang thị trường này.

thuysan247.com

Trong bối cảnh lạm phát giá, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi giúp XK sang EU thêm khởi sắc. XK thuỷ sản sang EU 5 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận tăng trưởng cao 45% đạt gần 562 triệu USD.

Tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm XK sang EU, chiếm 54% với 303 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2021. Các nước EU tăng 46% NK tôm chân trắng với 236 triệu USD, chiếm 78%. NK tôm sú từ Việt Nam tăng vọt 75% đạt trên 50 triệu USD, chiếm 16,5% XK tôm sang khối này. Top 3 thị trường trong khối gồm Hà Lan, Đức và Bỉ đều tăng 58-91% NK tôm Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022.

Tín hiệu tích cực là XK cá tra sang EU năm nay hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 89% trong 5 tháng đầu năm, đạt gần 89 triệu USD, chiếm 16% giá trị XK thủy sản sang EU. Một mốc thay đổi đáng ghi nhận, so với con số 10% trong năm 2021. Trong đó, XK cá tra sang Hà Lan tăng 80%, sang Đức tăng 89%, sang Tây Ban Nha tăng 90%, sang Bỉ tăng 104%… Sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đông lạnh (mã HS 0304) chiếm 93% với 82,5 triệu USD, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2021, XK cá nguyên con chiếm gần 5%, còn lại là cá tra chế biến chiếm 2%.

XK cá ngừ chiếm 12% đạt 68 triệu USD, tăng 9%. XK cá ngừ sang Hà Lan, Bỉ tăng mạnh lần lượt là 59%, 70% và 100%. Hai sản phẩm chính là cá ngừ loin/phile đông lạnh chiếm 63% và cá ngừ hộp chiếm 25%. XK hai sản phẩm này sang EU tăng lần lượt 77% và 14%. Trong khi đó, XK cá ngừ chế biến khác và cá ngừ tươi/đông lạnh giảm sâu 63% và 69%, chiếm tổng cộng 10% XK cá ngừ sang EU.

Tại thị trường châu Âu, tiêu thụ thủy sản có xu hướng bền vững và lành mạnh. Theo đó, người châu Âu ngày càng ưa chuộng sản phẩm cá thịt trắng vì yếu tố sức khỏe, trong khi ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản ngày càng cao nên cơ hội cho cá nuôi NK càng lớn. Nhu cầu thuỷ sản bền vững và hữu cơ gia tăng; Doanh số bán thuỷ sản trên thị trường bán lẻ tăng do COVID-19; Châu Âu có một thị trường đang phát triển cho các sản phẩm tiện lợi và ăn liền

Các yêu cầu về sản phẩm có chứng nhận tính bền vững sẽ tăng ở Châu Âu. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến TXNG, phương thức sản xuất bền vững, an toàn và công bằng của sản phẩm. EU là thị trường khó tính, các quy định SPS và TBT sẽ ngày càng được thắt chặt, đặc biệt các quy định về môi trường và lao động sẽ được chú trọng hơn, kiểm tra chặt hơn trong các tiêu chí của hàng thủy sản nhập khẩu.

 

Nguồn: Theo www.vasep.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết