Xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm với nhiều tín hiệu lạc quan

Adv thuysan247
Để chuẩn bị cho nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, tập trung chế biến sâu, đầu tư vào chuỗi giá trị, phát triển các mặt hàng chế biến sẵn, các sản phẩm khô có mức giá rẻ hơn để phục vụ người dân có thu nhập thấp. Những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ làm thị trường thủy sản sôi động trở lại.

Để chuẩn bị cho nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, tập trung chế biến sâu, đầu tư vào chuỗi giá trị, phát triển các mặt hàng chế biến sẵn, các sản phẩm khô có mức giá rẻ hơn để phục vụ người dân có thu nhập thấp. Những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ làm thị trường thủy sản sôi động trở lại.

thuysan247.com

Cá tra là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu cao nhất trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ. 5 tháng đầu năm nay, Mỹ nhập 31,3 nghìn tấn cá tra Việt Nam, giảm 49%. Xuất khẩu một số loài ghi nhận tăng trưởng dương như cá bơn (+179%), cá kiếm (+49%), cá minh thái (+16%), đặc biệt chả cá, cá viên, thịt cá xay tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Mỹ được dự báo sẽ phục hồi từ nửa cuối năm do lạm phát hạ nhiệt, mức tồn kho giảm, nhu cầu phục vụ dịp lễ cuối năm tăng. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang nước này kỳ vọng sẽ tăng 40 – 50% so với cùng kỳ. 

Một công đoạn trong dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: ST

Trong khi đó, tại thị trường EU, tiêu thụ cá tra tiếp tục cải thiện và ổn định. Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, dự báo nhu cầu tăng nhẹ từ cuối quý III. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong tháng 5 đạt 78 triệu USD – kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm nay. Con số này vẫn ghi nhận tăng trưởng âm nhưng tốc độ giảm đã ít hơn so với những tháng trước đó (tháng 3 ghi nhận mức giảm 40%, tháng 4 giảm 22%, tháng 5 mức giảm là 11%).

Tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng và chế biến sâu của Việt Nam được ghi nhận không bị áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, giá cước vận tải đường thủy vẫn đang duy trì ở vùng thấp so với đợt cao điểm mùa dịch Covid-19, và với nguồn cung dồi dào tàu và container trong thời điểm hiện tại cũng giúp việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài gặp nhiều thuận lợi hơn trong nửa cuối năm.

>> Mặc dù vẫn đang là thời điểm khó khăn, nhưng nhiều dự báo lạc quan đã được đưa ra về triển vọng xuất khẩu tôm Việt Nam những tháng cuối năm. Trong tháng 5, Trung Quốc đứng thứ nhất về thị trường tiêu thụ tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23%. Mỹ đứng ở vị trí thứ hai, chiếm tỷ trọng 21%.

Thùy Khánh 

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết