Tháo điểm nghẽn để ngành tôm phát triển bền vững

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Chiều 11/12, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị chuyên đề 'Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm', sự kiện nằm trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm Cà Mau 2023.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử phát biểu tại Hội nghị

Chiều 11/12, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị chuyên đề 'Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm', sự kiện nằm trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm Cà Mau 2023.

thuysan247.com

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, với hơn 300.000 ha; trong đó, nổi bật là tiền năng nuôi tôm nước lợ khoảng 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực ĐBSCL và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước.

Những năm qua, Cà Mau và các tỉnh ven biển trong vùng đã duy trì 5 loại hình chính: nuôi tôm công nghiệp (bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh), quảng canh cải tiến, tôm - lúa, tôm - rừng và quảng canh kết hợp. Trong đó với việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong nuôi tôm siêu thâm canh hiện đạt khoảng 4.738 ha, tỷ lệ nuôi thành công đạt khoảng 70-80%, năng suất nuôi bình quân đạt 25-30 tấn/ha/vụ và theo ghi nhận, đánh giá của các chuyên gia về nuôi thủy sản, đây là mô hình đột phá, rất có triển vọng phát triển trong tương lai để đạt được mục tiêu về sản lượng và giá trị.

Ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tình hình phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi nhanh về cơ cấu sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, góp phần tăng năng suất và sản lượng.

Ước thực hiện đến cuối năm 2023, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 401.025 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD. Nhưng theo ông Sử, tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức cần tháo gỡ để ngành tôm Cà Mau và các tỉnh vùng ĐBSCL phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững.

"Do vậy, Hội nghị này là dịp để các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân cùng trao đổi, đánh giá một cách hệ thống những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế đã qua; đồng thời qua đó đề ra kế hoạch, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển ngành tôm Việt Nam nói chung và ngành tôm tỉnh Cà Mau nói riêng phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử kỳ vọng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá cao kết quả của ngành tôm đóng góp vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp trong năm 2023 với gần 4,4 tỷ USD xuất khẩu.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận ngành tôm cả nước, và nhất là vùng ĐBSCL đang tồn tại 6 điểm nghẽn chính cần chung tay từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nhất là người nuôi tôm hợp sức tháo gỡ, đó là: Hệ thống hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản còn thiếu và không đồng bộ. Chất lượng giống còn thấp, chưa lai tạo hay nhập được tôm giống tốt (tôm bố mẹ). Công nghiệp chế biến tuy có cải tiến nhưng vẫn còn thấp so với thế giới, dẫn đến chưa có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cao phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phát thải thấp mới chỉ ở sơ khai bước đầu và còn nhiều thách thức phải đối mặt. Liên kết giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chưa chặt chẽ (chuỗi liên kết sản xuất còn lỏng lẻo, do vậy không tạo sức mạnh cạnh tranh cao). Chưa chủ động sản xuất nguồn thức ăn tôm trong nước, trong khi 65 - 70% nguyên liệu thức ăn tôm phải nhập hoặc lệ thuộc vào doanh nghiệp từ nước ngoài.

Ngành tôm Cà Mau, của vùng và cả nước cần áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới vào chế biến, bảo quản sản phẩm để nâng cao giá trị, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tận dụng hiệu quả các phế phụ phẩm trong chế biến tôm để sản xuất các mặt hàng gia tăng, nâng cao giá trị sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết để tạo vùng nguyên liệu lớn, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm tôm Cà Mau, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, từ những khó khăn của tỉnh Cà Mau và của vùng ĐBSCL trong phát triển ngành hàng tôm, các đại biểu đến từ các đơn vị, doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp tiên tiến, tối ưu nhất từ khâu con giống, thức ăn, đến quy trình nuôi tôm, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sau khi thu hoạch.

Huy Tự

Nguồn: Theo BÁO ĐẦU TƯ
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết