Phòng trị bệnh do virus trên cá nước ngọt

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép Tác nhân gây bệnh: Do Rhabdovirus gây ra, Rhabdovirus có cấu trúc nhân là ARN và lớp vỏ là protein, hình que một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90 – 180 nm, rộng 60 – 90 nm. Đối tượng nhiễm bệnh: Cá chép.

Bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép Tác nhân gây bệnh: Do Rhabdovirus gây ra, Rhabdovirus có cấu trúc nhân là ARN và lớp vỏ là protein, hình que một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90 – 180 nm, rộng 60 – 90 nm. Đối tượng nhiễm bệnh: Cá chép.

thuysan247.com

Bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép

Tác nhân gây bệnh: Do Rhabdovirus gây ra, Rhabdovirus có cấu trúc nhân là ARN và lớp vỏ là protein, hình que một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90 – 180 nm, rộng 60 – 90 nm.

Đối tượng nhiễm bệnh: Cá chép.

Mùa vụ xuất hiện: Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa xuân.

Dấu hiệu: Dấu hiệu đầu tiên cá ngạt thở, bơi ở tầng mặt, cá chết chìm ở tầng đáy, cá mất thăng bằng bơi không định hướng (do viêm bóng hơi). Mang, da xuất huyết và có thể ở cả mắt. Da chuyển màu sắc, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy, mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính kết lại, máu loãng chảy ra từ hậu môn. Bụng chướng to trong xoang bụng xuất huyết có dấu hiệu tích nước (phù), bóng hơi xuất huyết và teo dần một ngăn, lá lách sưng to, tim, gan, thận, ruột xuất huyết, xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn.

Biện pháp phòng, trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Hiện chưa có biện pháp trị bệnh hiệu quả.

Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virus. Ảnh: Mavin

Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ

Tác nhân gây bệnh: Virus gây bệnh là dạng Reovirus có cấu trúc nhân là ARN không có vỏ, hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2, có 92 capsomer, đường kính khoảng 60 – 70 nm.

Đối tượng nhiễm bệnh: Cá trắm cỏ, cá trắm đen, đặc biệt xảy ra nhiều với hai loài cá này dưới 1 năm tuổi.

Mùa vụ xuất hiện bệnh: Mùa xuân, mùa thu.

Dấu hiệu: Da cá màu tối sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi bệnh nặng cá chết, mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Trong mùa dịch cá giống thường xuất hiện sớm hơn cá thịt với vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân màu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai dải sọc màu trắng. Bóc da cá bệnh nhìn thấy các đốm hoặc đám cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng, cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh. Cơ quan nội tạng: ruột xuất huyết tương đối rõ ràng, một phần ruột hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử.

Biện pháp phòng bệnh: Cải tạo ao trước khi nuôi cá và thường xuyên cải thiện môi trường trong quá trình nuôi bằng vôi nung (CaO) liều lượng 2 kg vôi/100 m3 nước. Một tháng bón vôi 2 lần, vôi hòa ra nước té đều khắp ao.

Trước mùa xuất hiện bệnh nên cho cá ăn Vitamin C với liều lượng 30 mg/1 kg cá/ngày (30 g/100 kg cá/ngày) cho cá ăn 3 ngày liên tục, để tăng sức đề kháng cho cá nuôi. 

Trị bệnh: Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu.

Bệnh KHV trên cá chép

Nguyên nhân: Bệnh KHV trên cá chép do một loại virus có tên là Koi Herpesvirus gây nên. Virus chỉ gây bệnh cho cá chép, cá chép cảnh mà không gây bệnh trên cá trắm cỏ. Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, không có thuốc đặc trị, khi bệnh xảy ra tỷ lệ chết cao 80 – 100%, trong vòng 24 – 48 giờ do virus tấn công chủ yếu mang nên các bệnh tích trên mang thể hiện rõ các đốm hoại tử và chết nhanh.

Dấu hiệu: Dấu hiệu đầu tiên cá ngạt thở, giảm ăn, bơi gần tầng mặt, mang và da có màu sắc nhợt nhạt, mất nhớt và có thể bị hoại tử, xuất huyết tơ mang, mắt lõm xuống. Gan và thận có thể sưng to hơn bình thường, màu sắc của các cơ quan nội tạng bất thường (nhạt hơn hay đậm hơn), đồng thời có thể xuất hiện các điểm xuất huyết. Trong trường hợp cấp tính, cá chết rất nhanh mà không thể hiện dấu hiệu tổn thương cơ quan nội tạng. Cơ quan đích của virus KHV bao gồm: mang, gan, thận, lách, ruột và máu.

Phòng bệnh: Để phòng, chống bệnh KHV thì người nuôi cần áp dụng một số biện pháp như sau: Phòng bệnh thông qua quản lý tốt môi trường nước ao nuôi, xử lý môi trường định kỳ 20 – 30 ngày/lần bằng vôi bột với lượng 2 – 3 kg/100 m3 nước ao hoặc một số loại hóa chất như: TCCA, BKC, Iodine… theo hướng dẫn của nhà sản xuất để diệt trừ mầm bệnh trong ao và làm sạch môi trường nước ao nuôi. Đồng thời bón các chế phẩm vi sinh để làm sạch nước ao nuôi và cạnh tranh môi trường sống của các loại vi sinh gây bệnh. Cùng đó, cần bổ sung Vitamin C, thuốc bổ vào thức ăn giúp cá tăng trưởng tốt và tăng sức đề kháng. 

Trị bệnh: Đối với bệnh này khi xảy ra bệnh chưa có thuốc xử lý mà chủ yếu là quản lý môi trường tốt, tránh gây stress làm tăng tỷ lệ chết và bổ sung Vitamin C, thuốc bổ vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên. Để hạn chế lây lan bệnh người nuôi cần xử lý nước bằng các loại hóa chất như: TCCA, BKC… trước khi thải ra môi trường, cá chết cần đào hố bón vôi và chôn lấp không xả thải bừa bãi.

Lê Loan

Nguồn: Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết