Thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi; ăn bất thường là một biểu hiện điển hình. Hiểu ảnh hưởng của thời tiết đến sức ăn của tôm và quản lý được những thay đổi đó, là yếu tố quan trọng để có vụ nuôi hiệu quả. Nhiệt độ và hàm lượng ôxy hòa tan là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức ăn của tôm.
Nghiêm trọng hơn, khi thời tiết bất thường, như mưa bão, làm cho các yếu tố môi trường biến đổi nhanh chóng, như độ mặn, pH giảm, hàm lượng khí độc, tiếng ồn tăng, tôm không thích ứng kịp, gây stress, yếu, giảm ăn.
1. Tập tính ăn của tôm
Tôm giảm ăn khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp hơn 4 mg/l và không ăn khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp hơn 2 mg/l. Nhiệt độ thích hợp cho tôm ăn là 28 – 30oC. Khi nhiệt độ cao hơn 33oC và thấp hơn 25oC thì khả năng bắt mồi của tôm giảm 20 – 30 %. Khả năng bắt mồi, tiêu hóa của tôm giảm khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Tôm có khả năng điều chỉnh cơ thể khi nhiệt độ giảm từ từ. Thường ở 18oC tôm vẫn bắt mồi bình thường trong mùa lạnh, khi nhiệt độ giảm từ từ hoặc là nhiệt độ hằng ngày trong mùa lạnh; tuy nhiên lượng thức ăn chỉ 10 – 20 % so với nhu cầu bình thường. Với trường hợp giảm đột ngột thì không được áp dụng; ví dụ khi nhiệt độ giảm đột ngột từ 24 – 26oC xuống 18oC, tôm sẽ ngừng ăn hoàn toàn. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp; tuy nhiên khi vượt ngưỡng 35oC, tôm bỏ ăn. Ngoài ra pH, độ mặn thích hợp cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn và hàm lượng khí độc ức chế hoạt động của tôm làm tôm giảm ăn.
2. Biện pháp khắc phục
– Nên để ao có độ sâu thích hợp (1,2 – 1,4 m), hạn chế hiện tượng nhiệt độ thay đổi nhanh, dao động trong ngày lớn.
– Khi trời mưa lớn cần bố trí quạt nước với công suất phù hợp số lượng tôm nuôi. Thường một mã lực sẽ cung cấp ôxy cho khoảng 400 con tôm. Máy có công suất 1 KW bằng 36 mã lực; vì vậy cần tính toán công suất máy quạt nước đảm bảo cung cấp đủ ôxy.
– Người nuôi cần bón khoáng, vôi, muối ăn vào ao nuôi để duy trì hàm lượng khoáng, ổn định độ kiềm, duy trì pH, độ mặn thích hợp hoặc đắp bờ cao hoặc làm cống tiêu nước để nước mưa không chảy xuống ao. Muối ăn nên đặt vào bao thức ăn và treo cách đáy ao 10 cm. Vôi được rải quanh bờ ao để duy trì pH suốt mùa mưa.
– Quản lý tốt mật độ tảo trong ao, tránh khi thay đổi thời tiết tảo tàn, tiêu thụ ôxy nhiều.
– Hiện nay, để chủ động phòng ngừa rủi ro do thiên tai, thời tiết, hiện nay nhiều khu nuôi tôm công nghệ cao ở Thái Lan, Việt Nam chọn phương pháp nuôi tôm trong nhà, nhà bạt. Khi thời tiết thay đổi, không những sức ăn của tôm giảm mà sức khỏe của tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, nuôi tôm trong nhà là một lựa chọn tối ưu cho người nuôi tôm. Tuy nhiên mô hình nuôi tôm trong nhà không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được vì chi phí ban đầu khá lớn.
Nguồn: Theo Thuysanvietnam.com.vn. Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết. BQT Thủy Sản 247 Group. Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo. |
Bình luận bài viết