Cách bảo quản thiết bị nuôi tôm trong NTTS

Adv thuysan247
Trục khí, máy đo nồng độ pH, chế phẩm sinh học,... là những vật dụng cần thiết, không thể không có trong quá trình nuôi tôm. Vậy, làm thế nào để bảo quản thiết bị nuôi tôm đúng cách, an toàn để phục vụ cho những vụ tôm tiếp theo. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!

Bảo quản tốt thiết bị nuôi tôm để đúng cách, an toàn để giảm chi phí sửa chữa, phục vụ cho những vụ tôm tiếp theo. Ảnh: Tép Bạc

Trục khí, máy đo nồng độ pH, chế phẩm sinh học,... là những vật dụng cần thiết, không thể không có trong quá trình nuôi tôm. Vậy, làm thế nào để bảo quản thiết bị nuôi tôm đúng cách, an toàn để phục vụ cho những vụ tôm tiếp theo. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!

thuysan247.com

Máy sục khí

Máy sục khí là một trong những thiết bị quan trọng trong lĩnh vực nuôi tôm, nếu thiết loại máy này thì việc giữ cho tôm còn sống là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với việc để máy hoạt động liên tục thường sẽ đối mặt với những trục trặc cần sửa chữa. Do đó, để giảm thiểu những hư hại cũng như tránh làm gián đoạn công việc, thì chúng ta cần bảo quản máy sục khí đúng cách.

Trước khi vận hành máy

Để đảm bảo máy móc vận hành tốt, trước khi mua về, bạn cần kiểm tra thân máy và đường ống chúng không còn bụi bẩn hay những mảnh vụn này còn sót lại trong buồng thổi khí.

Kiểm tra các bu lông, ốc vít liên kết với máy sục khí và giá bệ, hệ thống đường ống, kiểm tra các xoay trục để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động tốt. Đóng nháy điện động cơ để cho máy sục khi quay vài vòng rồi kiểm tra tiếp xem chuyển động máy qua có đúng hay không.

Kiểm tra tiếng ồn, nhiệt độ và độ rung của máy xem có điểm gì bất thường.

Sau khi đã vận hành máy

Sau khi đã vận hành máy sục khí cho một vụ tôm xong, để đảm bảo chúng còn hoạt động tốt ở những vụ tiếp theo, bạn cần bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để ngoài trời để tránh ánh nắng trực tiếp.

Cũng không nên để đĩa tán khí ở nơi ẩm mốc, ướt , có rong rêu hoặc bụi bẩn. Thời gian để kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ cho máy sục khí, nhất là đĩa sục tối thiểu là 1 năm, còn với những bộ phận còn lại cần phải kiểm tra thường xuyên trong suốt thời gian vận hành. 

Thiết bị kiểm tra chất lượng nước

Đối với những thiết bị kiểm tra chất lượng nước, chúng ta cần bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát theo đúng yêu cầu mà nhà sản xuất đã hướng dẫn.

Thiết bị kiểm tra chất lượng nướcSau mỗi lần sử dụng, cần bảo quản thiết bị kiểm tra nước ở nơi khô ráo, cất vào hộp như nhà sản xuất đã hướng dẫn. Ảnh: maydomau.com

 

Nếu nghi ngờ dụng cụ bị hư hoặc thuốc thử bị hỏng, người sử dụng cần phải lấy thêm mẫu mới để test kiểm tra đối chiếu.

Thiết bị đo pH

Thiết bị đo pH ảnh hưởng rất nhiều đến việc cải thiện dung dịch, môi trường nước nuôi tôm. Cách bảo quản thiết bị này có thể duy trì kết quả đo, đồng thời nâng cao tuổi thọ cho máy.

Tôm thẻThiết bị đo pH ảnh hưởng rất nhiều đến việc cải thiện dung dịch, môi trường nước nuôi tôm. Ảnh: trucanh.com.vn

Bảo quản điện cực pH

- Trước và sau khi sử dụng máy đo pH bạn cần phải vệ sinh các điện cực đúng cách.

- Có thể nhỏ vài giọt KCL 3 mol vào nắp để bảo quản và đắp nắp lại.

- Để bảo quản được dài hạn, bạn cần sử dụng loại dung dịch chuyên dụng mà nhà cung cấp gợi ý.

- Khi cất giữ, phải đảm bảo rằng các điện cực được đặt trong tư thế đúng.

Cách bảo quản máy đo độ pH

Đối với cách bảo quản máy đo độ pH, đầu tiên bạn phải đảm bảo rằng thiết bị luôn khô ráo. Mặc dù bản thân chúng có tính kháng nước nhưng điều này cần phải hết sức lưu ý. Nếu cất thiết bị trong hộp đi kèm để tránh những va chạm không đáng có, sự ảnh hưởng của nước, bụi, hạn chế sự xô lệch. Tránh nơi có nhiệt độ cao, nơi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Luôn đảm bảo thiết bị ở trong môi trường khô ráo, thoáng mát.

Quạt nước

Quạt nước cũng là một trong những thiết bị không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm, chúng không chỉ có nhiệm vụ hòa tan oxy  mà còn luân chuyển lượng oxy có sẵn để cấp đủ cho tôm.

Quạt nướcLàm sạch rong rêu, tra dầu vào trục quay để quạt nước được vận hành trơn tru hơn. Ảnh: baothuathienhue.vn

 

Để bảo quản thiết bị này, sau khi kết thúc mỗi mùa vụ, bạn cần làm sạch những rong rêu bám trên quạt nước, để giúp những mùa vụ sau có thể giảm tải được trọng lượng, giúp quạt nước có thể hoạt động nhẹ hơn. Đồng thời, để hỗ trợ độ bền của máy móc, cần bôi trơn trục quay để quá trình vận hành được trơn tru.

Ngoài ra, quạt nước được cấu tạo từ nhựa, nên sau mỗi mùa vụ cần bảo quản ở những nơi mà hạn chế các tác động nặng như dẫm lên, để các vật nặng để tránh làm gãy cánh quạt.

Trên đây, là những cách bảo quản thiết bị nuôi tôm mà Tép Bạc đã đề cập, hy vọng với những thông tin hữu ích sẽ hỗ trợ bà con trong chăn nuôi tôm. Chúc bà con luôn thành công và đạt được mùa vụ với năng suất cao nhất.

Nguồn: Theo https://tepbac.com/
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết