Aeromonas schubertii Tác nhân tiềm ẩn gây bệnh trên tôm thẻ

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Aeromonas schubertii có khả năng gây chết tôm thẻ chân trắng.

Hình minh họa

Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Aeromonas schubertii có khả năng gây chết tôm thẻ chân trắng.

thuysan247.com

Vi khuẩn A. schubertii từ lâu được biết đến là vi khuẩn gây bệnh đốm trắng nội tạng. Đến năm 2012, A. schubertii tiếp tục xuất hiện trên cá lóc (Channa maculate) bị bệnh ở Trung Sơn, miền Nam, Trung Quốc gây tỉ lệ chết cao so với những năm trước (Chen et al., 2102).

Ở Việt Nam bệnh này xuất hiện ở các hộ dân nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh năm 2017 và chưa nhận thấy xuất hiện trên tôm nuôi. Đối với cá bị nhiễm bệnh sẽ có một số biểu hiện bên ngoài như mất sắc tố trên da tạo thành vệt trắng trên thân cá, bụng trương to, xuất huyết ở vùng da dưới bụng và xung huyết hậu môn. Các cơ quan như gan, thận và tỳ tạng có dấu hiệu sưng to, mềm nhũng và có sự xuất hiện các đốm trắng có đường kính 0,1–0,2 mm trên gan, thận, tỳ tạng. Chưa có thông tin tôm bị nhiễm Aeromonas schubertii tại Việt Nam.

Nghiên cứu khả năng gây chết của vi khuẩn Aeromonas schubertii đến tôm thẻ chân trắng từ thực hiện từ bộ sưu tập vi khuẩn (n = 31) có nguồn gốc từ 5 trang trại được báo cáo bị ảnh hưởng bởi hội chứng tôm chết sớm (EMS) ở Đông Nam Á vào năm 2016 cho thấy 9/31 mẫu phân lập từ hai trang trại có kết quả dương tính với V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Phân tích 22 mẫu phân lập còn lại cho thấy 21 mẫu phân lập thuộc các loài Vibrio bao gồm V. vulnificus , V. cholerae , V. owensii và V. alginolyticus.


Tôm bị nhiễm A. schubertii  cho thấy ống gan tụy bị xẹp và sự xuất hiện vi khuẩn A. schubertii trên tế bào gan tụy tôm.

Một mẫu phân lập từ trang trại AHPND đã được xác định sơ bộ là Aeromonas schubertii dựa trên nhận dạng 99,43% nucleotide của 16S rRNA. Các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra đã được nghiên cứu kỹ trên tôm trong khi khả năng gây bệnh của các loài không thuộc Vibrio bị bỏ qua vì nghiên cứu A. schubertii hiện diện trong các trang trại nuôi tôm là rất hiếm. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc xác định loài và khả năng gây bệnh của vi khuẩn A. schubertii trên tôm.

Thử nghiệm được thực hiện bằng cách ngâm tôm với vi khuẩn A. schubertii  với các nồng độ (2 × 104, 2 × 105, 2 × 106  CFU/mL) và theo dõi tỉ lệ chết.

Kết quả cho thấy A. schubertii gây bệnh cho tôm với các dấu hiệu bệnh lí như sau: tôm có dấu hiệu toàn thân màu đỏ và tổn thương mô bệnh học đáng chú ý là các ống gan tụy bị xẹp và thấy xuất hiện vi khuẩn A. schubertii trong mô gan tụy của tôm . Phương pháp ISH kỹ thuật lai tại chỗ sử dụng đầu dò đặc hiệu đã xác nhận khu trú của vi khuẩn A. schubertii trong gan tụy của tôm bị nhiễm bệnh. Tỉ lệ chết tích lũy phụ thuộc vào liều lượng lên tới 45–70%.

Tóm lại, nghiên cứu đã báo cáo một loài A. schubertii gây bệnh mới, không thuộc Vibrio được phục hồi từ một trang trại bị ảnh hưởng bởi AHPND gây ra trên tôm với tỷ lệ tử vong lên đến 70% bằng phương pháp ngâm. Vì A. schubertii tương đối mới đối với tôm, điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ đối với các vùng nuôi tôm có độ mặn thấp, do đó không nên bỏ qua việc giám sát tích cực mầm bệnh này.

Aeromonas schubertii, a novel bacterium recovered from AHPND affected farm is lethal to whiteleg shrimp, Penaeus vannamei by Pattiya Sangpo, Siripong Thitamadee, Ha ThanhDong, Saengchan Senapin.

Nguồn: Theo tepbac
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết