Thu phí hạ tầng cảng biển và các vấn đề chính sách doanh nghiệp trông chờ thay đổi

Adv thuysan247
Thu phí hạ tầng cảng biển; thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; tăng lương tối thiểu vùng; hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm và quy định về ngưỡng chỉ tiêu phốt pho trong nước thải chế biến thuỷ sản là 5 vấn đề mà doanh nghiệp thuỷ sản đang mong chờ có sự thay đổi, cải thiện phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục và phát triển SX, kinh doanh.

Thu phí hạ tầng cảng biển; thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; tăng lương tối thiểu vùng; hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm và quy định về ngưỡng chỉ tiêu phốt pho trong nước thải chế biến thuỷ sản là 5 vấn đề mà doanh nghiệp thuỷ sản đang mong chờ có sự thay đổi, cải thiện phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục và phát triển SX, kinh doanh.

thuysan247.com

Thu phí hạ tầng cảng biển tại Tp. HCM: Nhiều bất cập

Thu phí hạ tầng cảng biển –  một vấn đề nóng gây sốt trong cộng đồng DN các ngành và báo chí truyền thông từ tháng 2/2022, nhất là những ngày đầu tháng 5/2022.

Ngày 11/5/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 3978 gửi UBND TP.HCM đề nghị xem xét lại phí sử dụng hạ tầng cảng biển. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính đề nghị TP HCM sửa mức thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn, đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch.

Liên quan đến vấn đề này, ngay từ đầu tháng 3/2022, VASEP và 6 Hiệp hội ngành hàng đã gửi thư kiến nghị tới Văn phòng CP, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính và HĐND và UBND Thành phố HCM đề nghị chưa triển khai thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn Tp. HCM theo Nghị quyết số 10/2020.

Cộng đồng DN hy vọng lần này, Tp HCM sẽ không bỏ ngoài tai ý kiến của Bộ Tài chính cũng như các kiến nghị của các Hiệp hội ngành hàng.

Vấn đề kiểm dịch thuỷ sản NK: Chờ thông tư mới của Bộ NN và PTNT

Đã đến giữa quý II/2022, cộng đồng DN thuỷ sản đang hồi hộp trước thời điểm Bộ NN và PTNT chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Đến nay dự thảo Thông tư này vẫn đang đang được Bộ NN&PTNT lấy ý kiến góp ý.

Góp ý cho dự thảo này, ngày 24/04/2022, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn tới Bộ NN&PTNT kiến nghị một số điểm: Thứ nhất làm Bộ nên xem xét ra Thông tư mới thay thế cho Thông tư số 26/2016 và các thông tư sửa đổi bổ sung liên quan để cho việc tra cứu, thực thi hiệu quả hơn.

Góp ý cho dự thảo này, ngày 24/04/2022, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn tới Bộ NN&PTNT kiến nghị một số điểm: Thứ nhất làm Bộ nên xem xét ra Thông tư mới thay thế cho Thông tư số 26/2016 và các thông tư sửa đổi bổ sung liên quan để cho việc tra cứu, thực thi hiệu quả hơn.

Một nội dung quan trọng là các DN cũng đề nghị Bộ NN&PTNT giữ nguyên quy định để sản phẩm động vật thủy sản đã chế biến chín miễn kiểm dịch và hàng thủy sản NK dạng đông lạnh dùng làm thực phẩm và dầu cá cũng không phải kiểm dịch.

Ngoài ra, VASEP cũng đề nghị không bãi bỏ TT 11/2019 như trong dự thảo sửa đổi, vì TT 11 này được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN hải sản có NK nguyên liệu gián tiếp qua cảng trung chuyển khỏi bị ùn ứ tại cảng, không được kiểm dịch để thông quan vì không xin được Giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có cảng trung chuyển cấp.

VASEP cũng kiến nghị sửa đổi quy định về phương thức nộp hồ sơ kiểm dịch: cho phép DN được hoàn tất các thủ tục nộp hồ sơ kiểm dịch hoàn toàn trên các kênh online, không phải nộp hồ sơ giấy để tiết giảm thời gian, chi phí thực hiện.

Đồng thời VASEP cũng đề nghị bổ sung quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất XK, gia công XK.

Đề nghị lùi áp dụng tăng lương tối thiểu vùng tới ngày 1/1/2023

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, nhiều DN kiệt quệ về tài chính và nhiều vấn đề khác, DN đang phải nỗ lực khắc phục khó khăn để hồi phục dần dần. Vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải cắt giảm lao động, tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản vì không thể lo nổi chi phí nhân công. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ quan tâm của Chính phủ trong giai đoạn này.

Trước thực tế đó, ngày 14/04/2022,  VASEP và 7 Hiệp hội Ngành hàng đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng xem xét và cân nhắc giải pháp hỗ trợ các DN, lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng, áp dụng từ 1/1/2023, nhằm tạo điều kiện cho các DN có thời gian chuẩn bị tốt nhất.

Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm

Ngoài ra, ngày 11/5/2022, VASEP đã gửi công văn tới Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng kính gửi Bộ trưởng các Bộ NN và PTNT, Bộ Bộ Công Thương, Bộ KH-CN…góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm cho phù hợp với các Nghị định của Chính phủ, thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt nam. Qua đó, tạo thuận lợi cho các DN, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện, không tạo ra các rào cản không đáng có cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN sản xuất, chế biến thực phẩm-thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Việt Nam và quốc tế.

Đề xuất điều chỉnh quy định về ngưỡng phốt pho trong nước thải chế biến thuỷ sản

Vấn đề cuối cùng, như đã đề cập trong bản tin tháng 4 vừa qua, đó là nỗi mong đợi của DN thuỷ sản kéo dài đã hơn 1 năm. Đó là:  mong đợi Bộ Tài nguyên Môi trường sửa đổi quy định về ngưỡng chỉ tiêu phốt pho trong nước thải chế biến TS và mong đợi Bộ sớm có tiêu chuẩn riêng cho nước thải ao nuôi tôm, cá tra thâm canh.

Nguồn: Theo https://vasep.com.vn/
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết