THỊ TRƯỜNG CHĂM SÓC THÚ CƯNG CÓ TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG VƯỢT TRỘI

Hệ sinh thái truyền thông Thủy Sản 247
Thị trường chăm sóc thú cưng toàn cầu đặc biệt là tại Việt Nam đang cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,03%.

Thị trường chăm sóc thú cưng toàn cầu đặc biệt là tại Việt Nam đang cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,03%.

Điều này cho thấy nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm chăm sóc thú cưng, được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như sự gia tăng số lượng người nuôi thú cưng, thay đổi văn hóa, và sự phát triển đa dạng của các kênh phân phối. 

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn toàn diện về thị trường sản phẩm chăm sóc thú cưng tại Việt Nam, từ bức tranh tổng quan, tiềm năng phát triển đến các yếu tố thúc đẩy và thách thức ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường này.

Tổng quan thị trường chăm sóc thú cưng thế giới

Năm 2021, thị trường chăm sóc thú cưng toàn cầu được định giá 150,67 tỷ USD (theo Grand View Research). Đến năm 2023, quy mô thị trường ước tính đạt khoảng 302,89 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 597,51 tỷ USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,03% từ 2024 đến 2033 (theo Precedence Research)

Hình 1: Tiềm năng trưởng của thị trường chăm sóc thú cưng thế giới (từ năm 2023 - 2033), nguồn: Precedence Research

Hình 1: Tiềm năng trưởng của thị trường chăm sóc thú cưng thế giới (từ năm 2023 – 2033), nguồn: Precedence Research

Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã được ghi nhận là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn dự báo. Trong năm 2023, phân khúc sản phẩm thức ăn cho thú cưng chiếm thị phần lớn nhất (đạt 55%). Đối với các loại động vật, phân khúc chó là nhóm chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường. Về kênh phân phối, kênh phân phối cửa hàng dẫn đầu với thị phần cao nhất, lên tới 66% vào năm 2023.

Tổng quan thị trường chăm sóc thú cưng tại Việt Nam

Sự gia tăng về thu nhập của người dân và số lượng người nuôi thú cưng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ thị trường các sản phẩm chăm sóc thú cưng tại Việt Nam. Theo báo cáo của 6Wresearch, tổng doanh số bán lẻ của thị trường này đã đạt 104 triệu USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 140 triệu USD vào năm 2029 (theo Euromonitor), mặc dù sự phát triển sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các điều kiện kinh tế.

Hình 2: Dự báo hiệu suất của ngành chăm sóc thú cưng tại Việt Nam, nguồn: Euromonitor International Pet Care 25ed.

Hình 2: Dự báo hiệu suất của ngành chăm sóc thú cưng tại Việt Nam, nguồn: Euromonitor International Pet Care 25ed.

Thị trường sản phẩm chăm sóc thú cưng tại Việt Nam vào năm 2023 cũng đã ghi nhận chỉ số HHI (Herfindahl – Hirschman Index –  đo lường mức độ tập trung trong các ngành công nghiệp) là 3176, giảm nhẹ so với chỉ số HHI 4397 vào năm 2017. Điều này chứng tỏ thị trường đang có mức độ cạnh tranh hơn (nguồn 6Wresearch). 

Hình 3: Xu hướng chỉ số HHI của thị trường sản phẩm chăm sóc thú cưng tại Việt Nam theo các quốc gia xuất khẩu, nguồn: 6Wresearch

Hình 3: Xu hướng chỉ số HHI của thị trường sản phẩm chăm sóc thú cưng tại Việt Nam theo các quốc gia xuất khẩu, nguồn: 6Wresearch

Theo báo cáo của Euromonitor International (5/2024), Công ty TNHH Hoàng Anh tiếp tục dẫn đầu thị trường với thương hiệu chủ lực Fay, nổi bật trong các sản phẩm dành cho thú cưng. Nhờ vào mạng lưới phân phối rộng khắp, sản phẩm của Hoàng Anh có mặt ở các đại siêu thị, cửa hàng thú cưng và chuỗi siêu thị thú cưng trên khắp Việt Nam, mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh đáng kể so với nhiều đối thủ khác.

Bên cạnh đó, Catsan (Mars Inc) chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong phân khúc cát vệ sinh cho mèo;  Merial (Boehringer Ingelheim Vietnam LLC) đứng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú cưng, cùng với Virbac (Công ty TNHH Virbac Việt Nam) là thương hiệu khác duy nhất chiếm thị phần đáng kể trên thị trường này. 

Hình 4: Thị phần các thương hiệu sản phẩm thú cưng, nguồn Euromonitor International (5/2024)

Hình 4: Thị phần các thương hiệu sản phẩm thú cưng, nguồn Euromonitor International (5/2024)

Tiềm năng phát triển thị trường chăm sóc thú cưng tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam

Theo Euromonitor International, trong giai đoạn 2023-2028, thị trường chăm sóc thú cưng ở Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 9%/năm, đặc biệt được thúc đẩy bởi nhu cầu về thức ăn cao cấp dành cho mèo. Đặc biệt, sự phát triển của thương mại điện tử đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của thị trường này, với sự tăng trưởng gấp đôi quy mô trong khu vực. Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) thông qua các gói thức ăn theo đăng ký cũng sẽ ngày càng phổ biến.

Indonesia và Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng của thị trường chăm sóc thú cưng Đông Nam Á trong giai đoạn 2023-2028, nhờ sự gia tăng sở hữu thú cưng. Trong khi đó, Thái Lan là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ổn định, vì vậy sẽ đóng góp đáng kể vào tổng giá trị thị trường của khu vực.

Hình 5: Tổng quan thị trường chăm sóc thú cưng tại thị trường Đông Nam Á, nguồn: Euromonitor International.

Hình 5: Tổng quan thị trường chăm sóc thú cưng tại thị trường Đông Nam Á, nguồn: Euromonitor International.

Tiềm năng xuất khẩu sản phẩm chăm sóc thú cưng Việt Nam sang thị trường quốc tế

Hình 6: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường sản phẩm chăm sóc thú cưng (USD),  nguồn: 6Wresearch

Hình 6: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường sản phẩm chăm sóc thú cưng (USD), nguồn: 6Wresearch

Theo nghiên cứu của 6Wresearch, Mỹ là thị trường tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chăm sóc thú cưng vào năm 2028, tiếp đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Mặc dù Đức dẫn đầu về tổng nhu cầu nhập khẩu trên toàn cầu, khi xem xét Việt Nam là đối tác, Mỹ lại hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2028, đặc biệt là những nhu cầu tiềm năng chưa được đáp ứng.  

Những yếu tố thúc đẩy thị trường chăm sóc thú cưng tại Việt Nam 

Tăng số lượng người sở hữu thú cưng: Các hộ gia đình Việt Nam ngày càng nuôi nhiều thú cưng, đặc biệt là chó và mèo. Theo một khảo sát năm 2023 của TGM Research, hơn một nửa số hộ gia đình ở Việt Nam sở hữu nhiều thú cưng, phản ánh mối gắn kết tình cảm ngày càng tăng với các loài động vật đồng hành.

Thu nhập khả dụng của người dân tăng: Sự phát triển kinh tế của Việt Nam dẫn đến việc thu nhập khả dụng tăng cao, cho phép chủ sở hữu thú cưng đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe và đời sống của thú cưng. Điều này thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm như thức ăn cao cấp, dịch vụ thú y và các sản phẩm chăm sóc thú cưng khác.

Sự thay đổi về văn hóa: Trước đây, thú cưng ở Việt Nam thường được xem là động vật phục vụ. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng nhiều người nuôi thú cưng với mục đích đồng hành và hỗ trợ tinh thần, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sự thay đổi văn hóa này tạo ra thị trường cho các dịch vụ chăm sóc thú cưng vượt xa nhu cầu cơ bản. Do đó, sẽ giúp tăng doanh số bán hàng từ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thú cưng, dinh dưỡng chuyên biệt, các sản phẩm chức năng, cho tới các sản phẩm quần áo và phụ kiện thời trang cho thú cưng. 

Sự mở rộng của mạng lưới phân phối: Việc phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chăm sóc thú cưng trong tương lai, giúp các công ty dễ dàng cung cấp sản phẩm tới nhiều tệp khách hàng. Các thương hiệu lớn có thể tận dụng xu hướng cá nhân hóa thú cưng bằng cách mở rộng kênh phân phối tới các siêu thị lớn và cửa hàng tiện lợi ở khu vực đô thị, nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua các sản phẩm như đồ chơi cho mèo, cột cào móng hoặc giường ngủ. 

Những yếu tố kìm hãm thị trường chăm sóc thú cưng

Tình trạng quá tải thú cưng và vấn đề phúc lợi động vật : Các quy định và nhận thức về nuôi thú cưng có trách nhiệm, bao gồm việc quản lý tiếng ồn và vệ sinh của thú cưng tại các khu đô thị,…có thể dẫn đến tình trạng bỏ rơi thú cưng và các vấn đề liên quan đến phúc lợi động vật (Theo Tổ chức Phúc lợi Động vật Việt Nam, 2024).

Sự nhạy cảm về giá cả đối với người nuôi thú cưng có thu nhập thấp: Mặc dù thu nhập khả dụng đang tăng, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng đối với nhiều người nuôi thú cưng. Do đó, vấn đề về  giá cao của các sản phẩm chăm sóc thú cưng chất lượng tốt có thể hạn chế nhu cầu của những người nuôi thú cưng có thu nhập thấp.

Sự nhạy cảm với các yếu tố kinh tế: Ngoài các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho thú cưng, các sản phẩm khác dành cho thú cưng thường bị nhạy cảm trong giai đoạn suy thoái kinh tế và sự nhạy cảm về giá cả từ người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm, chẳng hạn như đồ chơi cho thú cưng, thường được xem là không thiết yếu và dễ thay thế bằng vật dụng tự chế hoặc các đồ vật sẵn có như cành cây. 

Kết luận:

Triển lãm Petfair Vietnam 2025 là cơ hội không thể bỏ lỡ dành cho khách tham quan và doanh nghiệp muốn nắm bắt toàn cảnh thị trường chăm sóc thú cưng, cũng như tìm hiểu, giới thiệu các sản phẩm và công nghệ chăm sóc thú cưng mới nhất. Đăng ký đặt gian hàng ngay để không bỏ lỡ cơ hội đặc biệt này tại Petfair Vietnam 2025!

Nguồn: Theo PetFair VN - VEAS
Kính chào quý bạn đọc, Tạp chí Thủy Sản 247 đang là trang thông tin cung cấp tin tức, kỹ thuật, giá cả thị trường và việc làm chuyên ngành thủy sản, nông nghiệp, thú y và thú cưng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi xây dựng hệ sinh thái truyền thông đa ngành với hơn 22 triệu người truy cập trên nhiều nền tảng trực tuyến như Diễn Đàn Online, Website chuyên ngành và hơn 300,000 lượt theo dõi trên MXH.
Mời bạn đọc tham khảo hệ sinh thái: HỆ SINH THÁI Xem ngay.
Tạp Chí Thủy Sản 247 là đơn vị tiên phong áp dụng giải pháp truyền thông 4.0, tương tác 1 chạm NFC với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi luôn là đơn vị truyền thông UY TÍN - HIỆU QUẢ của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hợp tác với chúng tôi vui lòng liên hệ Email: [email protected].
Zalo Offical Tạp Chí Thủy Sản 247 với hơn 25,000 follower đọc tin tức trên Zalo mỗi ngày. Mời bạn theo dõi:
CompactDry-VP

Bình luận bài viết