Quảng Bình: Nuôi tôm càng xanh thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Adv thuysan247
Từ năm 2020, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch) với quy mô 6 hộ, diện tích nuôi thử nghiệm 3 ha. Các mô hình triển khai đều cho thu nhập gấp 3 – 4 lần trồng lúa.

Tôm càng xanh cho hiệu quả bền vững tại Quảng Bình. Ảnh: ST

Từ năm 2020, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch) với quy mô 6 hộ, diện tích nuôi thử nghiệm 3 ha. Các mô hình triển khai đều cho thu nhập gấp 3 – 4 lần trồng lúa.

thuysan247.com

Trong vụ đầu tiên, tôm càng xanh sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, thích ứng với điều kiện sinh thái của địa phương. Thời gian nuôi tương đối ngắn, phù hợp với thời vụ nuôi tại Quảng Bình nên hạn chế được rủi ro do mưa lũ cuốn trôi. Hiệu quả kinh tế mang lại tăng gấp 3 – 4 lần so với trồng lúa.

Vùng Đồng Cau vốn là đất lúa một vụ bấp bênh rộng trên 30 ha. Hiện đã có trên 20 hộ dân cải tạo mặt bằng thành ao hồ để nuôi tôm càng xanh toàn đực với diện tích gần 20 ha. Tôm loại thường (khoảng 20 con/kg) giá tại đồng là 280 ngàn đồng/kg. Tôm loại lớn (dưới 12 con/kg) giá 300 ngàn đồng/kg.

Tính ưu việt của mô hình là sử dụng giống tôm càng xanh toàn đực, bởi tốc độ tăng trưởng của tôm đực nhanh hơn, trọng lượng lớn hơn, rút ngắn được thời gian nuôi. Hơn nữa, việc nuôi tôm càng xanh được quản lý một cách khoa học, quy trình kỹ thuật nuôi được chú trọng, do vậy, giảm thiểu dịch bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản phẩm có kết nối thị trường nên dễ tiêu thụ.

Từ năm 2021 đến gần cuối năm nay, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa kém hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được nhân rộng tại các xã Hồng Thủy (Lệ Thủy); Gia Ninh, Hàm Ninh, Vĩnh Ninh (Quảng Ninh); Đức Ninh (TP Đồng Hới); Đồng Trạch, Thanh Trạch (Bố Trạch)… với diện tích  gần 10 ha, gồm 15 hộ tham gia.

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực được thực hiện trên đất lúa nhiễm mặn, kém hiệu quả ở một số địa phương trong tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Qua tính toán, người dân có thu nhập từ 100 – 120 triệu/ha từ nuôi tôm càng xanh. Việc người dân chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang nuôi tôm càng xanh cho thấy hiệu quả của mô hình và mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản.

Hiện, mô hình đang được bà con nông dân áp dụng nhân rộng trên địa bàn các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch với tổng diện tích nuôi trên 50ha. Ngoài nuôi chuyên canh, bà con thực hiện nuôi xen ghép với một số đối tượng khác như cá mè trắng, cá diếc… hoặc nuôi xen trong ruộng lúa. Nuôi tôm càng xanh được đông đảo bà con và địa phương đánh giá cao, xem đây là đối tượng nuôi mới có giá trị nhằm thay thế đối tượng nuôi truyền thống hiệu quả thấp mà các hộ nuôi đã áp dụng trước đây.

Anh Vũ

Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình, cho biết: “Tôm càng xanh là đối tượng nuôi khá mới, mô hình không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn làm thay đổi tư duy sản xuất của bà con trong nuôi trồng thủy sản. Thời gian tới, Trung tâm sẽ đề nghị các địa phương tranh thủ từ các nguồn kinh phí tiếp tục hỗ trợ, tuyên truyền, nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh với quy mô phù hợp, bảo đảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường và tăng hiệu quả sản xuất, tăng cao thu nhập cho nông dân”.

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết