Phòng, trị bệnh ở cá chép

Adv thuysan247
Hỏi: Cá chép có dấu hiệu mắt lồi, vây, đuôi bị cụt, cá bơi lội không định hướng, mang xuất huyết. Hỏi đây là triệu chứng của bệnh gì và biện pháp khắc phục ra sao?

Ảnh minh họa

Hỏi: Cá chép có dấu hiệu mắt lồi, vây, đuôi bị cụt, cá bơi lội không định hướng, mang xuất huyết. Hỏi đây là triệu chứng của bệnh gì và biện pháp khắc phục ra sao?

thuysan247.com

(Phan Duy Hoàng, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)

Trả lời:

Theo mô tả, cá chép có thể bị bệnh virus mùa xuân. Nguyên nhân là do virus Rhabdovirus carpio gây ra, chúng có dạng hình que, một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90 - 180 nm, rộng 60 - 90 nm. Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, virus gây bệnh từ giai đoạn cá giống đến cá thịt. Ngoài ra còn gặp ở một số loài cá khác như mè trắng, mè hoa, cá diếc, cá nheo. Hiện đã có vaccine cho bệnh này, tuy nhiên hiệu quả còn thấp và giá thành khá cao. Vì vậy, đề điều trị bệnh, cần trộn một trong các loại thuốc kháng sinh sau: Enrofloxacine, Amoxicillin… với liều lượng 2 g/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục trong 3 - 5 ngày. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như xử lý đáy ao bằng vôi bột 7 - 10 kg/100 m2 trước khi nuôi. Thả giống đúng thời vụ, không nuôi mật độ dày, tắm cá giống qua nước muối 2 - 4 g/lít nước trước khi thả. Thay nước hoặc đảo nước trong ao khi thời tiết thay đổi. Định kỳ dùng chế phẩm sinh học như EMC, Bio-DW tạt xuống ao với lượng 1 - 2 lít/1.000 m³, hoặc dùng EMC-tỏi, trộn với thức ăn tinh cho cá ăn 3 - 4 ngày/tháng. Tạt muối xuống ao (2 kg/1.000 m³ nước, những ao rộng có thể treo túi vôi hoặc muối tại điểm cho ăn).

 

Hỏi: Biện pháp điều trị bệnh kênh mang trên cá chép?

(Nguyễn Văn Chiến, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang)

Trả lời:

Bệnh kênh mang là một bệnh lây truyền giữa người, gia súc, gia cầm và cá do ấu trùng sán lá Centrocestus fomorsanus gây ra. Do ấu trùng sán nằm trong bọc ở các tơ mang nên hầu hết các hóa chất thông thường dùng để diệt ký sinh trùng cá như formaline, CuSO4, muối ăn, thuốc tím đều không diệt được ấu trùng. Để điều trị bệnh, cần sử dụng Praziquantel với liều lượng 50 - 75 mg/kg thức ăn. Một liệu trình cho ăn trong 3 - 5 ngày, lượng thức ăn cho cá khoảng 10 - 15% trọng lượng cơ thể. Trong 1 - 2 ngày đầu trộn thuốc cá ăn ít, sau ăn tăng dần. Sau điều trị 2 - 3 ngày biểu hiện kênh mang sẽ giảm (nắp mang khép kín lại) cá hoạt động nhanh nhẹn trở lại, tại mang các ấu trùng bị tiêu diệt. Lưu ý, khi trộn thuốc Praziquantel vào thức ăn cần có chất kết dính để thuốc không tan vào nước trước khi vào cơ thể cá.

Nguồn: Theo Thủy sản Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết