Ngành tôm châu Á chọn thay đổi hay ngõ cụt?

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Ngành công nghiệp tôm đã bước tới ngã ba đường: sản lượng vượt nhu cầu, giá bán giảm xuống dưới điểm hòa vốn ở nhiều quốc gia, kể cả “ông lớn” Ecuador.

Ngành công nghiệp tôm đã bước tới ngã ba đường: sản lượng vượt nhu cầu, giá bán giảm xuống dưới điểm hòa vốn ở nhiều quốc gia, kể cả “ông lớn” Ecuador.

thuysan247.com

Bài học từ sự thất bại

Chi phí sản xuất không ngừng tăng lên. Cú vấp ngã của eFishery – từng là biểu tượng đổi mới – chẳng khác nào cú “tát” cho cả giới startup lẫn ngành thủy sản. Khi chính kẻ tiên phong đổi mới lại trở thành điển hình của sự thất bại, toàn ngành cần nhìn lại mình. Khẩu hiệu ngành tôm hôm nay nên là: “Không có nuôi trồng, sẽ chẳng có gì còn lại trong chuỗi giá trị”. Đây là điều căn bản nhưng lại đang bị bỏ quên.

Nuôi tôm thâm canh bắt đầu từ khi giống TTCT sạch bệnh (SPF) xuất hiện ở châu Á. So với tôm sú, TTCT có thể nuôi ở mật độ cao hơn. Nhưng lòng tham và sự tự mãn đã đẩy mật độ thả vượt quá ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái ao nuôi, khiến dịch bệnh lan rộng. Trước đây, khi tỷ lệ sống đạt 80%, chi phí sản xuất/kg thấp và người nuôi vẫn có lãi, kể cả khi mắc lỗi kỹ thuật. Nhưng khi tỷ lệ sống tụt xuống 50%, bài toán kinh tế nhanh chóng chuyển từ lãi sang lỗ. Ao nuôi đã cũ, mô hình đã lỗi thời, và sự dễ dãi không còn chỗ tồn tại.

Cần mô hình thực tế và hiệu quả hơn

Nhiều startup hiện nay chỉ tập trung vào công nghệ theo dõi thời gian thực, cải tiến nguyên liệu thức ăn, công nghệ cho ăn, hay xây dựng sàn giao dịch nhưng lại quên rằng: gốc rễ là mô hình nuôi. Không ai dám chạm tới điều cốt lõi đó.

Một trong những biểu hiện sai lệch là cách tính tỷ lệ sống “ảo”: thả vượt 20 -30% giống (PL) như một “phần thưởng thêm”, rồi lấy tỷ lệ sống dựa trên con số đã được cường điệu. Việc này khiến ao vượt tải và tăng nguy cơ dịch bệnh. Ngành cần dứt khoát từ bỏ “giá trị ảo” và quay về với tỷ lệ sống thực tế.

Dịch bệnh là lời cảnh tỉnh nhưng chỉ hữu ích nếu chúng ta phân tích đến nơi đến chốn để tìm ra các điểm kích hoạt. Ngành cần những hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời nhận diện nguy cơ.

Chủ đề TARS 2025 “Chính xác – Năng suất – Lợi nhuận” không phải lời hô hào suông. Tỷ lệ sống thấp phản ánh rõ mức độ thiếu hiệu quả của toàn ngành. Chỉ khi đo lường chính xác, chúng ta mới biết cải thiện điều gì. Khi nuôi chính xác, năng suất sẽ tăng và lợi nhuận tự khắc theo sau. TARS 2025 mổ xẻ toàn bộ chuỗi giá trị, đặt lại các giả định cũ, và đưa ra những mô hình canh tác khả thi hơn. Đây là nơi buộc chúng ta suy nghĩ vượt khỏi lối mòn.

Lối đi mới

Một hướng đi đầy hứa hẹn là chuyển sang thả giống PL35 – hậu ấu trùng lớn, khỏe, khả năng kháng bệnh cao. Mô hình này giúp rút ngắn thời gian nuôi, tăng số vụ/năm, và cải thiện đáng kể tỷ lệ sống. Tuy chi phí giống PL35 cao hơn PL12, nhưng hiệu quả mang lại vượt xa khoản chênh lệch. Việc này cũng sẽ chấm dứt thói quen thả tăng thêm 20 – 30% con giống – vốn là nguyên nhân dẫn đến quá tải và dịch bệnh.

Để triển khai mô hình này, cần hệ thống ương giống chuyên biệt có thể kết hợp với mô hình RAS lai (hệ thống tuần hoàn cải tiến) như trong trại giống. Đây không chỉ là cải tiến kỹ thuật, mà là thay đổi tư duy từ gốc.

Hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn ngành tôm châu Á đã được gióng lên: không thay đổi là đi vào ngõ cụt. Câu hỏi đặt ra: phải chăng sự “thoải mái” từ lối mòn đang khiến chúng ta ngại thay đổi, dù cái giá phải trả ngày càng rõ ràng?

Zuridah Merican - Editor Aquaculture Asia Pacific

Nguồn: Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết