Kỹ thuật nuôi cá koi đạt hiệu quả cao

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Cá chép koi là một trong những loại cá cảnh mang lại giá trị kinh tế cao, cá dễ nuôi. Để nuôi cá chép koi đạt hiệu quả cao cần nắm bắt kỹ khâu chọn giống, thức ăn cho cá, đặc biệt cần chú ý đến phòng bệnh và điều trị kịp thời.

Cá koi là loài cá cảnh được có giá trị kinh tế cao.

Cá chép koi là một trong những loại cá cảnh mang lại giá trị kinh tế cao, cá dễ nuôi. Để nuôi cá chép koi đạt hiệu quả cao cần nắm bắt kỹ khâu chọn giống, thức ăn cho cá, đặc biệt cần chú ý đến phòng bệnh và điều trị kịp thời.

thuysan247.com

Chọn giống cá khỏe mạnh

Để chọn giống cá koi đạt chất lượng cần chú ý một số đặc điểm như hình dáng, màu sắc, giống cá khỏe mạnh, bơi đẹp và không có dị tật. Nên mua cá ở những địa điểm có uy tín, cá phải có hình dáng cân đối, không sây sát, dáng bơi thẳng, cá khỏe mạnh sẽ có phản ứng tốt khi bơi.

Theo khuyến cáo của Trại cá cảnh Ba Sanh (quận 3, TP.HCM), đối với hồ lớn cần đảm bảo hệ thống lọc và xả nước, độ sâu hồ lớn khoảng từ 0,8 - 1 mét còn đối với hồ cá mini thường từ 0,4 - 0,5 mét. Không nên để hồ quá sâu sẽ khó thấy cá trong quá trình nuôi và khó vệ sinh hồ. Khi hồ mới xây xong nên xả nước khoảng 2 tới 3 lần rồi mới thả cá, sau 24 giờ tiến hành sục khí và cấy vi sinh vật có lợi, một ngày sau có thể thả cá vào bể.

Thức ăn cho cá koi

Dù là loại cá cảnh dễ nuôi, tuy nhiên để có được đàn cá koi khỏe mạnh, màu sắc đẹp mắt cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là cách thức và liều lượng cho ăn. Ngay từ lúc 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng thì cá con có thể ăn các thức ăn bổ sung như sinh vật phù du, rong rêu… Sau thời gian 2 tuần thì cá koi bắt đầu ăn các sinh vật tầng đáy như giun, lăng quăng…, một tháng tuổi bắt đầu ăn ốc, ấu trùng… Ngoài ra, cá koi có thể ăn cám, bã đậu, phân xanh, hoặc các thức ăn chế biến sẵn dành cho cá như thức ăn chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp…

Khẩu phần ăn của cá koi chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, ngày cho ăn 2 lần để tránh tình trạng cá bị béo phì gây xấu hình dáng và có thể gây ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn.

Một số cách phòng bệnh cho cá koi

Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, người nuôi cần phòng bệnh cho cá koi như sau:

Trong quá trình nuôi, sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau, tránh gây sốc cá. Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh. Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH dưới 7, bón 2 kg vôi/100 m3 nước, pH từ 7 - 8,5 bón 1 kg vôi/100 m3, bón định kỳ 2 - 4 lần/tháng. Nên sử dụng nước vôi loãng tạt đều ao để tiêu diệt mầm bệnh.

Lưu ý trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng sulphamerazin liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày. Nếu phát hiện cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với oxytetracyclin liều lượng 10 g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5 - 7 ngày.

Nguồn: Theo Khoa học phổ thông
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết