Hội chứng tôm chết sớm EMS và hoại tử gan tụy cấp AHPND là khác nhau

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009, bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND) đã gây ra tổn thất lớn cho các trang trại nuôi tôm trên toàn thế giới. Tuy nhiên có sự nhầm lẫn khi đánh đồng khái niệm hội chứng tử vong sớm (EMS) là bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND).

Hình ảnh tôm thẻ chân trắng bị nhiễm AHPND

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009, bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND) đã gây ra tổn thất lớn cho các trang trại nuôi tôm trên toàn thế giới. Tuy nhiên có sự nhầm lẫn khi đánh đồng khái niệm hội chứng tử vong sớm (EMS) là bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND).

thuysan247.com

EMS được đặt tên bởi những người nuôi tôm châu Á vào khoảng năm 2009 để mô tả hội chứng tử vong sớm ở tôm, không giải thích được nguyên nhân, gây tỉ lệ tử vong cao trong các ao nuôi của họ ở giai đoạn 30 đến 40 ngày nuôi đầu tiên. Chưa gọi là bệnh mà là hội chứng vì nó tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên xuất hiện mà chưa biết nguyên nhân làm cho tôm chết rất nhanh sau khi thả. 

Đến giữa năm 2011, Lightner và cộng sự đã nhận biết một dấu hiệu mô bệnh học mới ở một số tôm EMS được đặc trưng bởi sự bong tróc của các tế bào biểu mô ống gan tụy, cho nên nó được gọi là hội chứng hoại tử gan cấp tính (AHPNS) và sau đó vào năm 2013 TS Trần Hữu Lộc và cộng sự đã phát hiện ra các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticuslà tác nhân gây bệnh của AHPNS. Sau đó tên của bệnh đã được đổi thành bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND).

Các chủng Vibrio parahaemolyticus, chứa một plasmid độc hại có chứa các gen độc pirA và B (pirAB). Gần đây, AHPND được báo cáo là do các loài Vibrio khác như Vibrio harveyi , Vibrio campbellii và Vibrio owensii, chúng cũng đã được tìm thấy có chứa các plasmid độc lực giống với pirAB của vi khuẩn V. parahaemolyticus (Han, Tang, Aranguren, & Piamsomboon, 2017 ; Xiao et al., 2017).

EMS, AHPND, hội chứng chết sớm, hoại tử gan tụy cấp

Tôm thẻ chân trắng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp do Vibrio owensii mang gen độc lực

AHPND gây ra tỷ lệ tử vong cao trong ao nuôi tôm, nhưng sự xuất hiện của nó quá cao nếu bị đánh đồng với EMS. Một nghiên cứu (Sanguanrut et al. , 2018 ) đã được thực hiện ở Thái Lan từ ngày 19/8/2013 đến ngày 23/4/2014 trên 200 ao nuôi tôm được chọn ngẫu nhiên trước khi thả ở những khu vực có dịch bệnh chết sớm (EMS). Tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh chung đối với các ao EMS trong nghiên cứu này là 16,3% nhưng chỉ 56% trong số các ao EMS này được chẩn đoán mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND.

Điều này cho thấy hội chứng chết sớm trên tôm là do nhiều nguyên nhân và AHPND chỉ là một trong số những nguyên nhân đó. Vì lý do này, điều quan trọng là chẩn đoán nguyên nhân gây tử vong trong ao EMS và không đánh đồng nó với AHPND.

Nguồn: Theo tepbac.com
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết