Ông Nguyễn Hoàng Nam (bên trái) trao đổi với cán bộ Hội Nông dân về hiệu quả mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng.
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường...
Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.
Theo số liệu từ Văn phòng UBND xã Đông Hải, toàn xã có hơn 1.500ha nuôi thủy sản kết hợp với rừng; tập trung ở các ấp Hồ Thùng, Phước Thiện, Động Cao… hiệu quả kinh tế mang lại gấp 03 - 04 lần so với giá trị đầu tư ban đầu. Đặc biệt, tỷ lệ rủi ro trong nuôi thủy sản kết hợp rừng chiếm dưới 10%.
Nông dân Nguyễn Hoàng Nam, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải cho biết: gia đình được Nhà nước giao khoán bảo vệ hơn 04ha rừng đước, hiện nay rừng đã ngoài 25 năm tuổi. Hàng năm, nguồn thu nhập từ khai thác, nuôi thủy sản kết hợp với thu hoạch tỉa thưa rừng… khoảng 100 triệu đồng/ha.
Năm 2020, nông dân Nguyễn Hoàng Nam bắt đầu triển khai thực hiện mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng và thành lập tổ hợp tác nuôi ốc len, có 04 thành viên/5,5ha. Với ốc len giống khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg (1.500 con/kg), sau thời gian nuôi từ 08 - 10 tháng, sẽ cho 05kg ốc len thương phẩm, với giá bán 100.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Nam, mô hình rừng - thủy sản giúp nông dân ổn định và phát triển kinh tế bền vững trước BĐKH. Nuôi ốc len không tốn chi phí thức ăn, chỉ đầu tư lưới bao che chắn không cho ốc bò ra ngoài và giúp người nuôi dễ quản lý. Sau 08 tháng nuôi là ốc cho thu hoạch theo hình thức bắt tỉa dần, với sản lượng ốc len thương phẩm đạt khoảng 01 tấn ốc/ha rừng. Bên cạnh nguồn thu từ ốc len (khoảng 100 triệu đồng/năm), gia đình còn khai thác thủy sản tự nhiên dưới tán rừng như ba khía, cua biển… khoảng 15 triệu đồng/năm.
Nông dân Phạm Văn Giang, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải cho biết: trong nuôi tôm thả lang (còn gọi nuôi quảng canh), gia đình có diện tích nuôi thủy sản khoảng 03ha; trong đó có khoảng 01ha là diện tích rừng. Với mô hình nuôi thả lang, mỗi năm gia đình đầu tư khoảng 10 triệu đồng để mua 50.000 con tôm giống và 20.000 con cua giống; bình quân mỗi năm thu về khoảng 30 - 40 triệu đồng.
Bên cạnh khai thác và kết hợp nuôi thủy sản theo mô hình rừng - tôm đã giúp cho hàng trăm nông dân ở các ấp Hồ Thùng, Phước Thiện, Động Cao, xã Đông Hải ổn định cuộc sống, hạn chế được các tác động rủi ro do BĐKH mang lại trong nghề nuôi thủy sản.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Nguồn: Theo BÁO TRÀ VINH Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết. BQT Thủy Sản 247 Group. Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo. |
Bình luận bài viết