Bệnh do vi khuẩn trên cá ngựa nuôi thương phẩm

Adv thuysan247
Nuôi cá ngựa thương phẩm luôn đối diện với nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Đối tượng nuôi này lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và dịch bệnh. Do đó người nuôi cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và quản lý tốt các yếu tố môi trường cũng như các nguy cơ gây bệnh.

Hình minh họa

Nuôi cá ngựa thương phẩm luôn đối diện với nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Đối tượng nuôi này lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và dịch bệnh. Do đó người nuôi cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và quản lý tốt các yếu tố môi trường cũng như các nguy cơ gây bệnh.

thuysan247.com

Dưới bài viết này, đề cập đến 2 bệnh phổ biến ở cá ngựa nuôi thương phẩm do vi khuẩn gây ra.

1. Bệnh co giật (Vibriosis)

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Vibrio harveyi là vi khuẩn chính gây ra bệnh run giật trên cá ngựa, cũng như nhiều loại cá khác. Trong số các vi khuẩn gây bệnh ở cá biển, Vibrio spp. là một trong những nguyên nhân gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Vi khuẩn này thường có mặt trong môi trường biển và bùng phát dịch bệnh xảy ra khi cá tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hiện diện khi điều kiện môi trường bị suy thoái (Austin và Austin, 1993). Các nghiên cứu bệnh trên cá ngựa gần đây cho thấy Vibriosis gây chết với tỉ lệ hơn 90% (Alcaide và cs., 2001). Tác giả Ortigosa Moo và cs. (1989) cho rằng sự xuất hiện của Vibrio spp.  liên quan mật thiết với nhiệt độ môi trường nước.

Biểu hiện bệnh: Cá ngựa bị nhiễm bệnh có các biểu hiện xuất huyết ngoài; gan xuất huyết; tích tụ chất lỏng cổ trướng trong khoang ruột. Vibrio harveyi gây nên với các biểu hiện mòn vây, cụt đuôi, lở loét, xuất hiện nhiều đốm xuất huyết trên bề mặt cơ thể, xuất huyết dưới da và phần cơ.

Chúng thường xuất hiện khi môi trường nước xấu, cá ngựa bị sốc và thiếu dinh dưỡng (Glenn và cs., 2007). Khi nhiễm Vibrio, cơ thể cá ngựa trở nên bạc màu, lờ đờ, chán ăn, có các vết loét đỏ trên cơ thể (Bloch, 1790).

2. Bệnh thối mõm và đuôi (Snout and tail rot)

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Costia spp. là tác nhân chính gây ra bệnh này trên cá ngựa. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu chỉ ra rằng nấm Saprolengia spp. gây ra. Bệnh do nhiễm nấm mõm sẽ có màu hồng hoặc nhiễm vi khuẩn mõm sẽ có màu trắng.

Về vi khuẩn Costia spp. có rất ít hoặc hiếm các tài liệu đề cập đến loại vi khuẩn này. Nhưng đối với lại nấm Saprolengia spp.  lại được nhắc đến khá nhiều. Saprolegnia là một chi của nấm mốc nước thường được gọi là “khuôn bông” vì các mảng xơ trắng hoặc xám đặc trưng mà chúng hình thành.


Ảnh minh họa cá bị thối mõm và thối đuôi trên cá ngựa. (Ảnh: Will Wooten)

Biểu hiện bệnh: Triệu chứng đầu tiên khi cá ngựa nhiễm bệnh là cơ thể biến đổi màu sắc bất thường, sưng ở mõm và đuôi; biếng ăn; hoạt động bơi bất thường, lờ đờ; thờ ơ; Sau đó, đầu mõm bị viêm và xói mòn (hình 2). Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, phần miệng của cá ngựa có thể bị phá hủy đến mức không thể ăn. Điều này gây ra cái chết cho cá ngựa. Nguy hiểm hơn có thể bị nhiễm từng gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Phòng và trị bệnh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh trên cá ngựa loại này có liên quan mật thiết với môi trường và tình trạng stress của cá. Chất lượng nước đi xuống và tình trạng stress của cá tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Cá ngựa là loại đặc biệt nhạy cảm với các tác động của môi trường, do đó, người nuôi cần nghiêm túc và đều đặn kiểm tra môi trường nước nuôi, quản lý các yếu tố môi trường tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh.

Khi phát hiện bệnh cần chách ly cá nhiễm bệnh. Cải thiện môi trường bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học (Bacillus spp.) hoặc sử dụng tia cực tím và ozon.

Nguồn: Theo Tepbac
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết