Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Đối tác truyền thông thủy sản 247
10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi hơn 36 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó Trung Quốc, Brazil và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất.

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi hơn 36 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó Trung Quốc, Brazil và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất.

thuysan247.com

Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2024 của Việt Nam ước đạt 4,19 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đạt 36,53 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 22,71 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY); sản phẩm chăn nuôi đạt 3,06 tỷ USD, tăng 6,6% YoY; thủy sản đạt 2,12 tỷ USD, giảm 1% YoY.

Giá trị nhập khẩu lâm sản cũng đạt 2,31 tỷ USD, tăng 25,4% so với 10 tháng đầu năm 2023; đầu vào sản xuất đạt 6,3 tỷ USD, tăng 3,6% YoY; muối đạt 29,2 triệu USD, giảm 21,1% YoY.

Về vùng lãnh thổ, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản nhiều nhất từ khu vực châu Á và châu Mỹ với thị phần lần lượt là 28,8% và 24,1%. Thị phần của 3 khu vực châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi lần lượt là 5%, 4,1%, và 4,2%.

So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 từ khu vực châu Á tăng 11,1%; châu Mỹ tăng 11,4%; châu Âu tăng 31,9%; châu Đại Dương giảm 35,5%; và châu Phi giảm 6,5%.

Về thị trườngTrung Quốc, Brazil và Mỹ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất cho Việt Nam với thị phần lần lượt là 9,6%, 8%, và 7,7%. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản từ Trung Quốc tăng 28,3%, Brazil tăng 8% và Mỹ tăng 5,8%.

Về mặt hàng chính, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 4,08 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng chi 3,06 tỷ USD để nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, tăng 6,6% YoY; nhập khẩu hạt điều với 2,92 tỷ USD, giảm 0,5% YoY; thủy sản và gỗ, sản phẩm gỗ với lần lượt 2,12 tỷ USD (giảm 1% YoY) và 2,28 tỷ USD (tăng 27,7% YoY).

Trong kỳ, Việt Nam còn chi 1,45 tỷ USD để nhập khẩu lúa mì, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; chi 2,35 tỷ USD để nhập khẩu ngô, giảm 0,4% YoY; nhập khẩu đậu tương với 0,95 tỷ USD, giảm 6,4% YoY.

Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật với giá trị 0,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với 10 tháng đầu năm 2024; phân bón với 1,43 tỷ uSD, tăng 26,7% YoY…

Cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 ước thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, nhập khẩu đạt 36,53 tỷ USD.

Lê Hồng Nhung

Nguồn: Theo TẠP CHÍ MEKONG ASEAN
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết