Vietnam Foodtech 2024 Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Sản Phẩm, Máy Móc, Thiết Bị và Công nghệ Thực Phẩm – Đồ Uống
An toàn thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, nhất là khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm họ tiêu thụ. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ đảm bảo uy tín của doanh nghiệp mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2024 đánh dấu sự thay đổi lớn trong các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mang đến những thách thức và cơ hội mới cho ngành thực phẩm. Dưới đây là 5 tiêu chuẩn quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
I. Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm mới nhất 2024
An toàn thực phẩm là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, và các quốc gia trên thế giới luôn nỗ lực để xây dựng và thực thi các quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Dưới đây là tổng hợp 5 tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mới nhất 2024 mà các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm cần phải biết:
1.1 Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 22000:2018 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến phân phối, giúp các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
ISO 22000:2018 tích hợp các nguyên tắc của HACCP và ISO 9001:2015, đảm bảo tuân thủ quy trình an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, mà còn áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm.
1.2 Tiêu chuẩn HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Point) là tiêu chuẩn giúp xác định, đánh giá và kiểm soát các nguy cơ sinh học, hóa học và vật lý trong quá trình sản xuất thực phẩm. Đây là tiêu chuẩn phổ biến, yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm được sản xuất dưới điều kiện an toàn và không gây hại cho người tiêu dùng.
HACCP áp dụng cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, bao gồm cả các ngành dịch vụ ăn uống và thủy sản.
1.3 Tiêu chuẩn FSSC 22000 – Chứng nhận quốc tế về hệ thống an toàn thực phẩm
FSSC 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, cung cấp khuôn khổ quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP, đánh giá rủi ro và kiểm soát nguy cơ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
FSSC 22000 là tiêu chuẩn được GFSI công nhận, tương đương với các tiêu chuẩn như BRC và IFS, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.4 Tiêu chuẩn GMP – Thực hành sản xuất tốt
GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm các nguyên tắc và quy trình liên quan đến vệ sinh, kiểm soát chất lượng và quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả.
GMP yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt trong việc quản lý nguyên liệu, quy trình sản xuất và kiểm soát môi trường sản xuất, giúp đảm bảo sản phẩm chất lượng cao trước khi tung ra thị trường.
1.5 BRCGS Food Issue 9 – Tiêu chuẩn toàn cầu về An toàn thực phẩm mới nhất 2024
BRCGS Food Issue 9 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) – tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm được phát triển bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc xác định, kiểm soát nguy cơ an toàn thực phẩm, yêu cầu doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt.
BRCGS Food Issue 9 đã được chính thức áp dụng từ tháng 2/2023, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường làm việc.
II. Thực trạng an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay
An toàn thực phẩm đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại tại Việt Nam trong những năm gần đây. Việc lạm dụng chất phụ gia quá mức và sử dụng các chất kém chất lượng không có nhãn mác trong quá trình chế biến thực phẩm đã và đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một vấn đề quan trọng khác là chất lượng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thực phẩm. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón, và thức ăn chăn nuôi chứa chất độc hại vượt quá mức cho phép đang làm suy giảm chất lượng các sản phẩm như rau củ và thịt động vật. Người tiêu dùng khi tiêu thụ phải những sản phẩm này có thể phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung thư và các bệnh liên quan đến hư hại nội tạng do tích tụ độc tố lâu ngày.
Không chỉ dừng lại ở nguyên liệu đầu vào, tình trạng kinh doanh thực phẩm bẩn, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc đang diễn ra một cách phức tạp. Điều này dẫn đến ngộ độc thực phẩm gia tăng với những hậu quả nguy hiểm. Một trong những vụ việc đáng chú ý gần đây là trường hợp ngộ độc Botulinum tại TP. Hồ Chí Minh, khi 6 người bị ngộ độc do ăn chả lụa bán dạo. Những nạn nhân này hiện đang phải thở máy, bị liệt toàn thân và tiên lượng sức khỏe rất xấu, đây là lời cảnh tỉnh về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mặc dù còn nhiều thách thức, cần phải thừa nhận rằng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã và đang thực hiện các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ hơn để nâng cao chất lượng và an toàn cho các sản phẩm thực phẩm. Các hoạt động kiểm tra, thanh tra, và xử lý vi phạm đã được tăng cường, góp phần bảo vệ người tiêu dùng trước những rủi ro từ thực phẩm bẩn.
An toàn thực phẩm tại Việt Nam vẫn là một vấn đề đáng báo động, nhưng với sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ và sự ý thức ngày càng cao của cộng đồng, chúng ta có thể kỳ vọng vào một môi trường thực phẩm an toàn hơn trong tương lai. Người tiêu dùng cũng cần tỉnh táo và chọn lọc kỹ lưỡng thực phẩm, đồng thời tiếp tục đòi hỏi sự minh bạch từ các doanh nghiệp và nhà sản xuất để đảm bảo an toàn sức khỏe.
III. Triển lãm Foodtech Vietnam 2024
Triển lãm Foodtech Vietnam 2024 là sự kiện thương mại hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và đồ uống, diễn ra từ 13-15/11/2024 tại SECC, Quận 7, TP.HCM. Đây là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới và gặp gỡ các đối tác tiềm năng.
Triển lãm sẽ quy tụ hơn 250 doanh nghiệp từ 10+ quốc gia và thu hút hơn 10.000 khách tham quan chuyên ngành. Các hoạt động bên lề như hội thảo chuyên sâu, trải nghiệm công nghệ mới sẽ mang đến cho doanh nghiệp những kiến thức và xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ là chủ đề quan trọng được các đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu trong khuôn khổ triển lãm. Đây là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt xu hướng và cải thiện chất lượng sản phẩm, giúp nâng cao vị thế trên thị trường.
Nguồn: tổng hợp
Nguồn: Theo CÔNG TY CỔ PHẦN ADPEX Dear readers, ThuySan247 is currently a reputable media partner of many press, media, exhibitions, and seafood fairs globally. With the mission of connecting aquaculture media, we will strive to bring readers useful, timely and reputable information. To make it convenient for shrimp and fish farmers and businesses to develop farming and business. Readers can refer to ThuySan247 Ecosystem by Click here see more. ThuySan247 Group. Please cite the source thuysan247.com when copying this article. Contact us to provide information and send collaborative news articles via email: [email protected]. Click the "like" button if you want to receive updates from us on Zalo. |
Bình luận bài viết