3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nhiều bệnh nấm trên cá đã xuất hiện. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao.

Ba bệnh nghiêm trong do nấm gây tử vong ở cá rô phi là nấm thủy mi, nấm hạt và thối mang.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nhiều bệnh nấm trên cá đã xuất hiện. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao.

thuysan247.com

Bệnh nấm thủy mi - Saprolegnia spp.

Nguyên nhân

Saprolegnia spp. là một bệnh nhiễm trùng do nấm nước trú bề ngoài da, thường hoạt động như một kẻ xâm lược thứ phát vào da sau khi cá bị thương. Đôi khi có thể nhiễm vào mắt gây mù lòa, do đó cá không thể tìm thấy thức ăn dẫn đến suy nhược và cuối cùng là chết. Saprolegnia spp. gây các bệnh nhiễm trùng cho cả cá nuôi và cá tự nhiên.

Triệu chứng

Cá bị nhiễm bệnh xuất hiện nấm giống như bông gòn ở bề ngoài các vùng khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là trên đầu và vây. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở cá nuôi (42%) so với cá tự nhiên (9%).

Soi tươi da cá rô phi bị nhiễm Saprolegnia spp. Thấy các sợi nấm rõ ràng, phân nhánh và không có vách ngăn. Các đầu sợi nấm được bao phủ bởi bào tử động, có vẻ sẫm màu hơn và chứa rất nhiều bào tử.


Cá rô phi nhiễm Saprolegnia spp. cho thấy sự phát triển của nấm giống như bông gòn ở vùng đầu và ở mặt sau của vây lưng.

Phân tích mô học

Kiểm tra mô bệnh học da cá nhiễm Saprolegnia spp. cho thấy đặc trưng bởi sự thoái hóa ở các tế bào biểu bì, phù nề ở lớp hạ bì và sự bong tróc cuối cùng của biểu bì.

Saprolegnia spp. được tìm thấy ở cả cá rô phi nuôi và cá rô phi tự nhiên với tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở cá nuôi. Có thể do mật độ nuôi cao, làm tăng sự tiếp xúc giữa các loài cá, do đó tốc độ lây truyền nhiễm trùng được đẩy nhanh.

Bệnh nấm hạt – Ichthyophonus sp.

Nguyên nhân

Bệnh nấm hạt là một trong những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến các loài cá biển và cá nước ngọt. Có phổ ký chủ rất rộng, gây bệnh nấm hạt ở các cơ quan mạch máu như tim, lá lách, gan và thận. Nó gây ra tổn thương mô nghiêm trọng và cuối cùng là tử vong. Tỷ lệ nhiễm Ichthyophonus sp.  cao hơn vào mùa đông. Schizont (thể nứt rời) là giai đoạn của Ichthyophonus xuất hiện duy nhất trên vật chủ.

Triệu chứng

Cá bị nhiễm bệnh có biểu hiện: Di chuyển chậm chạp, cơ thể bên ngoài đổi màu sẫm, mất vảy, ban đỏ và da bị ăn mòn, thối vây và bụng lồi ra do kích thước các cơ quan bên trong tăng lên. Các tổn thương sau khi chết ở cá rô phi chủ yếu là xuất huyết, xung huyết bề mặt cơ thể với sự đổi màu sẫm. Tổn thương nổi bật nhất sau khi chết là gan to, thận bị sung huyết và các nốt sần màu đen xám chủ yếu ở gan, thận và lá lách.


Cá bị nhiễm Ichthyophonus sp. cho thấy ban đỏ trên da (mũi tên 1), mất vảy (mũi tên 2) và vùng tối (đầu mũi tên 3) (A). Biểu hiện phì đại ở gan với nốt màu xám đen trên đó (mũi tên) (B).

Phân tích mô học

Cá tự nhiên dễ bị tổn thương bởi Ichthyophonus sp. hơn do các hoạt động của con người đã làm giàu chất hữu cơ và ô nhiễm trong nước. Do đó, tất cả những yếu tố gây căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng và gây ra tử vong. Ô nhiễm nước do các hợp chất hữu cơ (urê đi kèm với nước thải) và vô cơ (phân bón) gây đục nước, xuất hiện tảo độc nở hoa và sự suy giảm oxy làm tăng tính nhạy cảm của vật chủ đối với nhiễm trùng và gây tử vong. Cá có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhiều hơn khi ăn phải cá bị nhiễm bệnh.

Bệnh thối mang - Branchiomycosis

Nguyên nhân

Branchiomycosis (thối mang) là một bệnh nấm cục bộ cấp tính ở mang gây ra bởi hai loài nấm nước là B. sanguinis và B. demigrans ảnh hưởng đến nhiều loại cá nước ngọt. Bệnh phổ biến nhất ở các vùng khí hậu ấm áp.

B. sanguinis phát triển và cư trú trong hệ thống mạch máu với đường kính của bào tử, sợi nấm là 5-9 μm và 8–20 μm. Trong khi đó, sự phát triển của B. demigrans sinh sôi trong các mô quanh mạch với đường kính của bào tử và sợi nấm là 12-17 μm và 13–14 μm có thể đạt đến 22–28 μm. 

Triệu chứng

Branchiomyces spp. đã được tìm thấy với tỷ lệ nhiễm bệnh là 92% ở cá nuôi vào mùa hè (nhiệt độ 40-45°C). Có lẽ, nhiệt độ cao hơn và nước có nhiều chất hữu cơ, cũng như mật độ nuôi quá nhiều là những yếu tố dễ dẫn đến sự lây nhiễm.

Cá nhiễm bệnh bị suy nhược, hôn mê và suy hô hấp (do tổn thương mô mang), biểu hiện bằng cách bơi theo tư thế thẳng đứng để thở hổn hển, nổi lên, tập trung ở những nơi có nước chảy và cuối cùng chết khi há miệng. 

Mang biểu hiện tùy theo giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Chủ yếu, xuất hiện tắc nghẽn trong giai đoạn đầu, sau đó bắt đầu thấy sự nhợt nhạt của mô mang do mất oxy. Màu sắc của mang bắt đầu chuyển thành màu trắng do hoại tử, và cuối cùng là màu trắng sáng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng khi bệnh tiến triển do mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang xuất hiện cẩm thạch.


Mang cá bị nhiễm Branchiomyces sp. xung huyết ở giai đoạn đầu (A), tái nhợt mô do mất oxy (B), mang bắt đầu chuyển thành màu trắng do hoại tử (C), mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang có hình dạng màu cẩm thạch (D).

Soi tươi mang bị nhiễm B. sanguinis, cho thấy các sợi nấm phân nhánh, rộng, không có vách ngăn với đường kính từ 14-18 μm. Một số túi bào tử được nhận thấy ở các đầu sợi nấm. Các bộ phận mang khác bị nhiễm B. demigrans cho thấy các sợi nấm rộng hơn, không phân chia và phân nhánh ở các đỉnh của chúng với đường kính dao động từ 19-24 μm.

Phân tích mô học

Kết quả kiểm tra mô học cho thấy các bào tử bắt màu tím bám bên trong các mạch mang cũng như các sợi nấm mỏng, điều này cho thấy mầm bệnh phân lập là thuộc B. sanguinis. Ngoài ra, có một sự tắc nghẽn mạch máu của các phiến mang sơ cấp và sự ngắn lại của các phiến mang thứ cấp. Biểu mô bong vảy của các phiến mang thứ cấp. 

Diễn biến nhanh chóng của bệnh có thể là do sự xâm nhập của sợi nấm và bào tử trong mô mang làm cản trở dòng máu và do đó dẫn đến hoại tử mô và suy giảm chức năng mang. Các mô mang bị hư hỏng, mang các bào tử, có thể bong ra và rơi xuống nước, đồng thời giải phóng nhiều bào tử trong môi trường nước và nhanh chóng lây nhiễm sang vật chủ mới.

Nguồn: Theo Nấm trên cá rô phi xảy ra chủ yếu do điều kiện nuôi kém.
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết