Khánh Hòa đề nghị Indonesia sớm xuất khẩu tôm hùm giống sang Việt Nam

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Khánh Hòa là một trong những tỉnh nhập khẩu tôm hùm giống lớn từ Indonesia nhưng việc xuất khẩu mặt hàng này đang bị gián đoạn.

Doanh nghiệp Indonesia (bên trái) giới thiệu sản phẩm, tiềm năng đầu tư với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: XH

Khánh Hòa là một trong những tỉnh nhập khẩu tôm hùm giống lớn từ Indonesia nhưng việc xuất khẩu mặt hàng này đang bị gián đoạn.

thuysan247.com

Ngày 21-3, tại TP Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp UBND tỉnh Khánh Hòa, Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam tổ chức hội nghị Gặp gỡ Khánh Hòa - Indonesia.

Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, hội nghị Gặp gỡ Khánh Hòa - Indonesia được tổ chức nhằm giới thiệu giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, lợi thế vượt trội của Khánh Hòa với các đối tác Indonesia. Đặc biệt là các lĩnh vực về du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Đại diện Indonesia mong muốn thông đối thoại gặp gỡ lần này, hai bên sẽ có những bước tiến lớn trong hợp tác nông nghiệp công nghệ cao, và phát triển thủy sản bền vững; kinh tế số và hợp tác du lịch; hợp tác phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ cao…

Indonesia đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong ASEAN, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Indonesia trong ASEAN.

Tại hội nghị, ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và nghề cá Indonesia, nói trong chuyến thăm của Tổng thống Joko Widodo đến Hà Nội hồi tháng 1-2024, ông đã làm việc, thống nhất nhiều nội dung với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, liên quan các biên bản ghi nhớ liên quan đến nghề cá.

“Hai nước thống nhất tăng cường hợp tác về an ninh lương thực, trong đó có lĩnh vực thủy sản, thúc đẩy nghề cá; đồng thời chú trọng các lĩnh vực, như cá ngừ, tôm hùm và rong biển” - ông Sakti Wahyu Trenggono nói.

Tại hội nghị, ông Sakti Wahyu Trenggono cũng chia sẻ kinh nghiệm của Indonesia về đảm bảo tài nguyên biển, nghề cá một cách bền vững.

Ông Sakti Wahyu Trenggono nhấn mạnh năm định hướng chính sách kinh tế xanh mà Indonesia áp dụng, gồm mở rộng các khu bảo tồn biển; chính sách đánh bắt cá dựa trên hạn ngạch; phát triển canh tác bền vững trên biển, ven biển và trên đất liền; giám sát và giám sát các khu vực ven biển và đảo nhỏ và làm sạch rác thải nhựa trên biển.

“Chúng tôi hy vọng các nhà đầu tư hai nước có thể tận dụng cơ hội đầu tư một cách rộng rãi, góp phần hiện thực hóa ngành thủy sản và hàng hải tiên tiến, kiên cường, bền vững” - ông Sakti Wahyu Trenggono nói.

 Ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và nghề cá Indonesia đề nghị Khánh Hòa và Indonesia hợp tác chặt nhiều lĩnh vực về thủy sản. Ảnh: XH

Ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và nghề cá Indonesia đề nghị Khánh Hòa và Indonesia hợp tác chặt nhiều lĩnh vực về thủy sản. Ảnh: XH

Sáng cùng ngày, tại buổi tiếp đoàn đại biểu Indonesia, ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, đề nghị Indonesia sớm mở lại thị trường xuất khẩu giống tôm hùm chính ngạch sang Việt Nam.

Đồng thời, hai bên phối hợp tốt trong công tác quản lý nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc giống tôm hùm; phối hợp hợp tác nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Bí thư Khánh Hòa bày tỏ mong muốn thời gian tới, Khánh Hòa và Indonesia sẽ có sự hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, công nghệ cao trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững; đầu tư, hợp tác phát triển công nghệ sinh học, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; hợp tác, đầu tư, sản xuất thực phẩm Halal và cấp giấy chứng nhận Halal.

Xuân Hoát

Nguồn: Theo BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết