Giải pháp khắc phục tôm nuôi quảng canh chết do nắng nóng

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Những ngày gần đây, nắng nóng kéo dài khiến tôm nuôi quảng canh cải tiến và tôm – lúa chết nhiều.

Những ngày gần đây, nắng nóng kéo dài khiến tôm nuôi quảng canh cải tiến và tôm – lúa chết nhiều.

thuysan247.com

Do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ môi trường biến đổi đột ngột ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi nên mầm bệnh dễ tấn công gây ra dịch bệnh. Điển hình như bệnh đốm trắng, ngoài ra, một số bệnh như hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh vi bào tử trùng, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu xuất hiện trên tôm nuôi khiến nhiều diện tích tôm nuôi bị chết lai rai, hao hụt, giảm năng suất và sản lượng.

Để tránh tình trạng tôm chết do nắng nóng, người nuôi cần giữ nước mặt trảng ruộng trên 0,5 m, giữ mực nước mương bao đảm bảo 1,2 m trở lên. Định kỳ 1 lần/tuần kiểm tra các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, pH, và hàm lượng ôxy… để xử lý kịp thời.

Khi nhiệt độ nước quá cao (trên 320ºC) tôm sẽ ít hoạt động, ngừng ăn.

Trong thời điểm nắng nóng, có sự chênh lệch rất lớn giữa nhiệt độ không khí với nhiệt độ môi trường nước nên lúc này người nuôi tôm tránh thực hiện những hoạt động gây sốc hoặc làm động tôm.

Cần cấp nước từ ao lắng vào ao nuôi tôm để bù vào lượng nước đã bốc hơi vào thời điểm nắng, bởi khi mực nước trong ao nuôi tôm thấp thì độ mặn thường tăng cao, độ trong thấp, rong tảo phát triển nhiều, pH dao động trong ngày lớn, ôxy giảm thấp vào ban đêm dẫn đến tôm thiếu ôxy, dễ bị bệnh. Khi cấp nước vào ao nuôi cần cấp từ từ, chỉ cấp thêm khoảng 10 – 15% lượng nước vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) để hạn chế sự thay đổi môi trường.

Trong điều kiện nắng nóng cao độ, người nuôi cần tăng cường Vitamin C để tôm tăng sức đề kháng chống chọi với nắng nóng. Quan tâm pH trong ao; độ kiềm phù hợp. Quản lý độ mặn thích hợp cho mô hình tôm lúa lớn hơn 5‰, nếu tôm nuôi ở độ mặn quá thấp hay quá cao trên 30‰ sẽ ảnh hưởng tốc độ phát triển và sự lột xác của tôm; quản lý ôxy thích hợp trên 4 mg/lít…

Lưu ý, khi lấy nước vào ao (ao lắng), cần kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước đạt chất lượng tốt mới lấy vào ao lắng.

Cuối cùng là quản lý và tạo thức ăn tự nhiên trong vuông nuôi tôm: Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ 7 ngày/lần để làm sạch môi trường, nền đáy ao, duy trì màu nước và phân hủy mùn bã hữu cơ, tạo thức ăn tự nhiên và ổn định môi trường nước trong vuông nuôi tôm.

Nguồn: Theo Tạp Chí Thủy Sản
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết