Thế giới kỳ diệu dưới đại dương

Adv thuysan247
Mỗi một bức ảnh đẹp về đại dương và các sinh vật dưới nước là lời nhắn gửi mang thông điệp kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường biển, bảo vệ “món quà của thiên nhiên” trước khi quá muộn.

Ảnh minh họa

Mỗi một bức ảnh đẹp về đại dương và các sinh vật dưới nước là lời nhắn gửi mang thông điệp kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường biển, bảo vệ “món quà của thiên nhiên” trước khi quá muộn.

thuysan247.com

Đại dương là “ngôi nhà” của hàng triệu sinh vật biển, là “nhà máy sản xuất” khoảng 70% ôxy tự do trên trái đất và cũng là nguồn cung cấp thức ăn vô tận cho con người. Theo ước tính Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), 80% đại dương trên trái đất cùng một số loài sinh vật sống tại đây chưa được khám phá hết.

Tuy nhiên, các đại dương cũng có thể bị hủy hoại, các loài sinh vật biển có thể bị tuyệt chủng trước khi chúng ta khám phá bởi biến đổi khí hậu, rác thải nhựa và hoạt động khai thác của con người. Theo một nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2016, 8 triệu tấn nhựa đã đổ vào các đại dương mỗi năm, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo nếu không có biện pháp ngăn chặn.

Những bức ảnh được giới thiệu dưới đây đã từng đoạt giải thưởng lớn trong nhiều cuộc thi ảnh trên thế giới. Đây cũng là thông điệp kêu gọi bảo vệ môi trường biển, món quà vô giá của thiên nhiên.

“Vào cuối buổi lặn tự do, tôi nhận thấy một quả bóng đá ở đằng xa. Tò mò, tôi tiếp cận nó, và rồi tôi nhận thấy bên dưới nó là một con bạch tuộc đang bị dòng nước kéo theo. Tôi không biết nó đang làm gì dưới bóng, nhưng tôi nghĩ đó là tập luyện cho World Cup tiếp theo! Tôi đã tận dụng chụp một vài bức ảnh trước khi con bạch tuộc buông bóng và thả trở lại đáy biển”.

Ảnh: Pasquale Vassallo

Con tôm hùm đang cố thích nghi khi sống trong một chiếc cọc tiêu hình chóp nón dùng để phân làn giao thông. Những món đồ nhân tạo bị vứt bỏ dưới đáy biển, cũng là lời cảnh báo, đại dương đang bị ô nhiễm bởi lượng rác thải cứng.

Ảnh: Kirsty Andrews

 

Không giống như cá đuối gai độc nằm bất động dưới đáy biển, cá ó sao (cá đuối đốm, cá ó đốm) được cho là những “vận động viên” bơi lội tích cực dưới đại dương. Theo Oceana, cá ó sao thường được tìm thấy ở vùng nước ấm gần bờ biển và các rạn san hô. Chúng ăn ngao, sò, nhím biển, tôm và thường được thấy đi một mình, nhưng đôi khi bơi theo nhóm.

Ảnh: Henley Spiers

Vào năm 1978, con tàu chở hàng lớn này bị mắc kẹt trên giường san hô và sau đó đã có một đám cháy lớn. Xác tàu hiện được nhiều người dân địa phương gọi là “Saudi Titanic”. Một lượng lớn các loài cá nhỏ sống bên trong và có sự phát triển san hô phong phú trên chính con tàu - đây được xem là rạn san hô nhân tạo cho nhiều sinh vật biển.

Ảnh: Renee Capozzola

Theo thống kê, có hơn 2.000 loài tôm (loài động vật giáp xác, ăn tạp) trong các đại dương trên thế giới. Chúng di chuyển trong nước, có thể bò bằng chân, hoặc trong một số trường hợp, bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm. Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao. Có một ngàn đến hàng chục ngàn con tôm kỳ lân, nhưng chỉ có một vài nơi thích hợp để chụp chúng.

Ảnh: Keigo Kawamura

Tác giả Pasquale Vassallo đã có chuyến lặn biển với một số ngư dân địa phương. Lúc sáu giờ sáng, Pasquale Vassallo đã ở trong nước khi lưới đánh cá được giương lên từ ánh sáng đầu tiên. Trong chuyến lặn, tác giả đi theo con đường của lưới đánh cá từ dưới lên trên mặt nước. Khi ngư dân nhanh chóng kéo lưới, Pasquale Vassallo đã cố gắng chụp một số con cá bị mắc kẹt vẫn còn mắc lưới, chẳng hạn như con cá ngừ này.

Ảnh: Pasquale Vassallo

“Con cá mập chanh Lemon trong vườn ươm rừng ngập mặn của Anita Kainrath. Tôi đang đứng trong nước cao đến đầu gối, cố gắng giữ máy ảnh đứng yên, chờ đợi những con cá mập. Sau chưa đầy một giờ, những kẻ săn mồi nhỏ bé đã đến gần hơn và cuối cùng bơi quanh chân và máy ảnh, va vào tôi và cố gắng nếm thử quần áo của tôi. Tôi thích quan sát chúng trong môi trường sống tự nhiên, và đó là điều mà tôi muốn nắm bắt”.

Ảnh: Anita Kainrath

Nguồn: Theo Thủy sản Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết