Những điểm nổi bật trên thị trường thủy sản quốc tế

Adv thuysan247
Giá tôm Ấn Độ giảm; Trung Quốc nghi ngờ COVID-19 do thủy sản nhập khẩu; Một công ty thủy sản tại Mỹ áp dụng hệ thống tuần hoàn RAS phải thu hoạch thủy sản khẩn cấp… là những điểm nổi bật trên thị trường thủy sản quốc tế tuần qua.

Ảnh minh họa

Giá tôm Ấn Độ giảm; Trung Quốc nghi ngờ COVID-19 do thủy sản nhập khẩu; Một công ty thủy sản tại Mỹ áp dụng hệ thống tuần hoàn RAS phải thu hoạch thủy sản khẩn cấp… là những điểm nổi bật trên thị trường thủy sản quốc tế tuần qua.

thuysan247.com

Giá tôm Ấn Độ giảm

Giá tôm Ấn Độ sẽ tiếp tục giảm do nguồn cung tôm Ecuador dư thừa. Nhiều vấn đề, cả toàn cầu và khu vực, có thể khiến giá tôm thẻ chân trắng Ấn Độ suy yếu hơn nữa trong tháng tới, theo nhận định của nông dân và các nhà giao dịch trong khảo sát của Undercurrent News. Một nhà xuất khẩu tôm tại bờ Tây Ấn Độ cho biết, giá tôm tại cổng trại đối với tôm nguyên vỏ nguyên đầu (HOSO) của Ấn Độ cao hơn khoảng 0,8 USD/kg so với giá tôm Ecuador cỡ 20/30 con/kg và mức chênh giá còn lên tới 1,2 USD/kg đối với cỡ tôm 40/50 con/kg.

Dựa trên mức giá hiện nay, nguồn tin này cho rằng, giá tôm Ấn Độ sẽ giảm khoảng 0,5 USD/kg với tất cả cỡ tôm trong vài tuần tới nhưng vẫn sẽ cao hơn giá tôm Ecuador vốn biến động dữ dội trong những tuần gần đây sau khi các lô hàng tôm liên quan đến virus corona từ 3 nhà đóng gói tôm lớn của nước này dẫn tới Trung Quốc ban hành quy định kiểm tra bắt buộc đối với các lô hàng tôm.

 

Trung Quốc nghi ngờ COVID-19 do thủy sản nhập khẩu

Trưởng ban dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho rằng, đợt bùng phát COVID-19 gần đây tại Đại Liên “nhiều khả năng xuất phát từ thủy sản nhập khẩu có chứa virus corona”, giáng một đòn nữa vào lòng tin của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các sản phẩm thủy sản. Đợt dịch tại Đại Liên đã nằm trong vòng kiểm soát, truyền thông Trung Quốc bắt đầu tập trung vào nguyên nhân của đợt dịch. Giống với Đại Liên, đợt bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán và Bắc Kinh vào tháng 6, thủy sản đã trở thành trung tâm của cuộc tranh luận.

 

Mỹ thu hoạch thủy sản khẩn cấp

Tại Mỹ, Atlantic Sapphire buộc phải thu hoạch khẩn cấp từ hệ thống nuôi thủy sản tái tuần toàn tại cơ sở Florida. Hệ thống này gần đây đã được vận hành dù chưa hoàn thành xây dựng. Chuỗi sự kiện chính xác hiện đang được điều tra nhưng hoạt động xây dựng gián đoạn ngay sát khu vực nuôi, bao gồm tiếng ồn lớn và xung động đã khiến cá trở nên căng thẳng. Gần 200.000 cá hồi Đại Tây Dương với tổng trọng lượng khoảng 400 tấn (nguyên con và ruột) đã được thu hoạch, với chỉ xấp xỉ 150 tấn có thể được đưa tới các nhà máy chế biến và tiêu thụ. Đợt thu hoạch khẩn cấp đã cuốn bay 55 triệu USD vốn hóa thị trường của công ty khi giá cổ phiếu sụt giảm 5,7%.

 

Giá cá ngừ ở Thái Lan, Ecuador tăng

Các công ty khai thác cá ngừ đang phải đối mặt với những chính sách ngăn chặn virus corona khiến giá cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng tại các trung tâm giao dịch Thái Lan và Ecuador tăng vọt. Ngoài vấn đề COVID-19 gây ra cho hoạt động khai thác, hai khu vực khai thác cá ngừ lớn nhất đã đóng cửa một phần theo mùa. Việc đóng cửa khai thác tại các vùng biển Trung và Tây Thái Bình Dương diễn ra từ 1/7 đối với hầu hết các đội tàu khai thác, nhưng cũng vẫn còn hiệu lực đối với một số quốc gia trong khu vực cho đến tháng 10.

 

Doanh nghiệp Anh không ngồi chờ may mắn

Tại Anh, Giám đốc điều hành của một công ty chế biến cho biết, các công ty thủy sản đã tận dụng cơ hội tạo ra bởi đại dịch virus corona, chứ không phải ngồi chờ và hy vọng vào điều tốt nhất. Dan Aherne, Giám đốc điều hành của New England Seafood International (NESI) chuyên về cá hồi, cá ngừ từ Chessington và cá tuyết cod, cá tuyết haddock ở Grimsby, cho biết: “Đây là thời điểm khắc nghiệt, nhưng cũng là cơ hội để truyền cảm hứng và đào tạo khách hàng về tiêu dùng thủy sản”. NESI cũng cung cấp cá tráp và cá vược từ hai địa điểm này. Giống như các công ty khác trong ngành thường kết hợp giữa bán lẻ và dịch vụ ăn uống, NESI trải qua sự suy giảm hoạt động kinh doanh ăn uống trong khi bán lẻ bùng nổ trong đại dịch. Mặc dù doanh số bán lẻ tăng vọt nhưng nhiều nhà kinh doanh thủy sản phải đóng cửa một số điểm bán chính. Vì vậy, công ty phải điều chỉnh cấu trúc hàng hóa chào bán trong môi trường giao dịch mới. NESI hiện đang mở rộng các sản phẩm đã xây dựng thương hiệu tốt, phát triển riêng dòng sản phẩm “Leap” và tung ra hai sản phẩm tại Tesco, cũng như ra mắt thương hiệu mới “Fish said Fred”.

Nguồn: Theo Thủy sản Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết