Nghe tỷ phú chân đất kể chuyện làm giàu

Adv thuysan247
Khi việc mùa đã vãn, tôi có dịp ngồi nghe những “tỷ phú chân đất” ở Hà Tĩnh kể chuyện làm giàu. Họ là những nông dân thời 4.0, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông minh, tiên tiến nhất vào chăn nuôi, trồng trọt.

Mô hình nuôi xen ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục trong ao đất của ông Nguyễn Văn Mại (Hà Tĩnh) có hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đ

Khi việc mùa đã vãn, tôi có dịp ngồi nghe những “tỷ phú chân đất” ở Hà Tĩnh kể chuyện làm giàu. Họ là những nông dân thời 4.0, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông minh, tiên tiến nhất vào chăn nuôi, trồng trọt.

thuysan247.com

Từng làm nghề thợ xây, ông Nguyễn Văn Mại (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) dù phải vất vả bươn chải nhiều nơi nhưng cuộc sống vẫn không khá lên. Đến năm 2008, ông quyết định về quê lập nghiệp, thuê 15 ha đất để đầu tư nuôi tôm.

Những vụ đầu tiên, dù chưa đủ trang trải kinh phí, song đã cho thấy niềm tin đúng hướng của gia đình. Gần đây, do môi trường bị suy thoái, dịch bệnh xảy ra thường xuyên nên nghề nuôi tôm được - mất thất thường. Năm 2018, ông đăng ký thí điểm mô hình nuôi xen ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục trong ao đất (do Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh triển khai).


Ông Mại vẫn đang tiếp tục học hỏi, thử nghiệm những kỹ thuật xây dựng ao tôm mới để khắc phục điều kiện thời tiết ở Hà Tĩnh, nhằm mở rộng sản xuất.

“Do là lần đầu tiên nuôi tôm xen ghép với cá đối mục nên chúng tôi có nhiều lo lắng, nhất là về quy trình, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cả 2 đối tượng trên cùng một diện tích ao nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và xử lý những yếu tố bất thường nên tôm, cá sinh trưởng tốt. Tính ra, với diện tích 2 ha, mỗi lứa tôm sau 3 tháng nuôi đạt sản lượng 14 tấn, cá sau 7 tháng cho thu hoạch 2,9 tấn. Tổng doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng, trừ chi phí thu lợi nhuận 663 triệu đồng. Tính cả năm, mô hình của gia đình đạt lợi nhuận không dưới 2,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng/người/tháng” - ông Mại chia sẻ.

Để mở rộng đầu ra cho nhung hươu Hương Sơn, cả gia đình anh Phạm Văn Tú (SN 1990, xã Sơn Trung) ngày đêm lên mạng quảng bá sản phẩm. Dần dần, nhung hươu được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến, khách hàng chỉ cần vào trang Facebook “Nhung hươu Hương Sơn”, chọn mẫu nhung ưa thích … và “ký hợp đồng” sở hữu sản phẩm.


Tiên phong áp dụng thương mại điện tử, anh Phạm Văn Tú đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm từ tiêu thụ sản phẩm nhung hươu…

Anh Tú chia sẻ: “Nuôi hươu là nghề truyền thống của gia đình, năm 2011, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, tôi về quê lập nghiệp. Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm từ chính bố mẹ và những nông dân trong vùng, đến năm 2016, tôi cùng gia đình mở rộng quy mô chuồng hươu từ 30 con lên đến 100 con. Không may, đây cũng là thời điểm giá nhung hươu xuống thấp, người nuôi gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên chúng tôi phải tìm hướng tiêu thụ mới”.


… Không những thế, anh còn giúp bà con trong vùng tiêu thụ sản phẩm nhung hươu.

Qua nhiều chương trình tập huấn, hội thảo, anh Tú nhận ra thương mại điện tử là hướng mới, có nhiều tiềm năng nên thiết lập các tài khoản trên mạng xã hội facebook, zalo… để quảng bá sản phẩm. Sau thời gian dài đầu tư, nhiều khách hàng đã biết đến và đặt mua sản phẩm qua mạng internet.

Trước nhu cầu lớn của người tiêu dùng, anh còn giúp bà con trong vùng tiêu thụ sản phẩm nhung hươu. Đến nay, trung bình mỗi năm, cơ sở tiêu thụ khoảng 1,5 tấn nhung hươu các loại, doanh thu đạt hơn 15 tỷ đồng, trong đó, hơn 1/3 được tiêu thụ qua mạng internet.

Được chính quyền địa phương tạo điều kiện về kỹ thuật và vốn, 6 năm trước, ông Trần Đình Nhiên (xã Phú Lộc, Can Lộc) đầu tư mô hình chăn nuôi lợn quy mô 500 con/lứa. Đồng thời, trên diện tích 7 ha đất vườn đồi, ông trồng hơn 250 gốc thanh long, 400 gốc bưởi, 600 gốc cam, hàng trăm gốc ổi và đào ao thả cá.


    Với trang trại được đầu tư quy mô, bài bản…

Ông Nhiên bảo, mô hình vườn - ao - chuồng gần như ai cũng biết nhưng để làm có quy mô lớn là việc không hề đơn giản. Để đạt hiệu quả, trước khi bắt đầu cần có một quy hoạch hợp lý, đặc biệt phải mạnh dạn đầu tư công nghệ, sản xuất theo nhu cầu thị trường và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại, các loại cây trong trang trại đều được sản xuất theo hướng VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Doanh thu hàng năm là rất lớn, nhưng để đảm bảo phát triển bền vững, gia đình ông Nhiên cũng trích một khoản lớn để tái đầu tư. Tính ra, mức lợi nhuận trung bình hằng năm từ trang trại đạt gần 400 triệu đồng, năm sau cao hơn năm trước.


… lão nông Trần Đình Nhiên thu hơn 400 triệu đồng mỗi năm từ mô hình vườn - ao - chuồng.

Dẫn 3 câu chuyện trong hàng nghìn “ông chủ” đam mê làm giàu ở Hà Tĩnh để thấy, dẫu còn những khó khăn, thử thách nhưng những “hai lúa” này luôn quyết tâm theo đuổi đến cùng ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Nguồn: Theo Hà Tĩnh
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết