6 bước để xây dựng trại nuôi năng suất và bền vững

Adv thuysan247
6 bước canh tác nuôi trồng thủy sản giúp cải thiện môi trường và tăng thu nhập cho người dân, tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi giữa con người và tự nhiên.

Xây dựng trang trại vừa tăng suất vừa cải thiện môi trường.

6 bước canh tác nuôi trồng thủy sản giúp cải thiện môi trường và tăng thu nhập cho người dân, tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi giữa con người và tự nhiên.

thuysan247.com

Ngành thủy sản càng ngày càng phát triển mạnh khắp toàn cầu cùng với đó tác động của chúng đến môi trường cũng lớn hơn. Ví dụ như cá hồi nuôi đã dần thay thế cá hồi bản địa, hàng tấn bùn đang lặng lẽ lấp đầy và phá hủy các rạn san hô và môi trường sống tự nhiên khác. Đây chỉ là một trong những tác động đáng báo động mà hình thức nuôi trồng thủy sản truyền thống của chúng ta gây ra. Từ thực trạng ấy việc xây dựng hệ thống các phương thức canh tác nhằm tăng năng suất nhưng lại giảm tác động môi trường là việc cấp thiết phải thực hiện.

Tại Châu Á và Châu Phi, nhận thấy tình hình nuôi trồng thủy sản hiện tại và điều cần thiết phải làm trong tương lai các chủ trại nuôi cùng các chuyên gia đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến và đưa ra các phương thức phù hợp để có thể phát triển bền vững.

Nhìn chung các hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra tại khu vực Đông Nam Á và châu Phi thường sử dụng các hệ thống ao và lồng nuôi nhỏ với quy mô hộ gia đình hay các công ty nhỏ. Thêm vào đó, cả hai vùng này nổi tiếng với sự đa dạng sinh học và quần xã sinh vật độc đáo. Do đó cần hạn chế các hoạt động nuôi trồng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhiều nhất có thể.

Từ nhu cầu thực tế ấy, các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản bền vững đã xây dựng nên 6 bước canh tác trong hoạt động nuôi trồng thủy sản không chỉ giúp cải thiện môi trường còn tăng thu nhập cho người dân, tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi giữa con người và tự nhiên.

1. Chọn loài nuôi phù hợp

Loài nuôi được chia ra làm hai dạng gồm loài ngoại lai và loài bản địa.

Loài ngoại lai là loài không xuất hiện một cách tự nhiên tại một vị trí địa lí cụ thể, chúng gồm cả thực vật và động vật. Chúng có khả năng phát tán nhanh và chiếm lấy nguồn tài nguyên của loài bản địa, thậm chí còn thay thế hoặc lai giống. Ví dụ như cá rô phi hầu như đã thay thế các loài cá nước ngọt ở các nước nhiệt đới. Ở vùng có khí hậu lạnh hơn, loài cá hồi không phải bản địa đã thoát ra ngoài và thay thế dần cá hồi địa phương và điều này đã làm cho Mỹ thiệt hại kinh tế khoảng 5.4 tỉ đô mỗi năm.

Mặt khác, loài bản địa thường có sức sống tốt hơn, các đặc điểm phát triển và thích ứng nổi trội, phù hợp nhất với hệ sinh thái địa phương. Nhu cầu người dân tại đó đối với các loài cá này cũng cao hơn vì sự thân thuộc và truyền thống văn hóa của họ. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cho người dân bán được giá hơn, một động lực lớn để họ tiếp tục với nghề nuôi truyền thống của mình.

2. Chọn vị trí nuôi thích hợp

Khi chọn một vị trí nuôi cần xem xét những nới thuận thiện nuôi trồng, cấp nước, xa khu dân cư và đặc biệt là khônggần các khu vực nhạy cảm như đầm lầy, rạn san hô hay rừng ngập mặn. Hoạt động trại nuôi sẽ tác động mạnh mẽ đến môi trường xung quanh, gồm cả tích cực và tiêu cực. Nước được thải từ các trại nuôi thường mang nhiều chất dinh dưỡng, quá nhiều sẽ tạo nên hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất hệ sinh vật và sinh cảnh xung quanh trai nuôi.

Ngoài ra, khi trại nuôi gần những khu vực nhạy cảm như đầm lầy thường dễ bị ngập úng còn ven bờ rừng ngập mặn thì thường có nhiều muỗi - ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động.

Khi chọn vị trí nuôi lồng bè trên biển, chúng ta cần có những trang thiết bị hàng đầu để có thể ứng phó với các bất lợi từ thiên nhiên, đặc biệt là các cơn dông hay bão điều này đòi hỏi chúng ta phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Thêm vào đó cần chọn vùng nuôi được che chắn cẩn thận sẽ hạn chế được tác động của các cơn sóng lớn. 

3. Thiết kế và bố trí trang trại

Hầu hết các trại nuôi truyền thống thường xả nước trực tiếp ra môi trường xung quanh trại, điều này không chỉ cực kì nghiêm trọng cho môi trường tự nhiên mà còn cộng đồng sinh sống xung quanh sông hay kênh gạch, họ lấy trực tiếp nguồn nước cho các hoạt động sinh hoạt như ăn uống hay tắm rửa. Rõ ràng đây cũng là con đường phát tán dịch bệnh nhanh chóng đối với những trại nuôi sử dụng con nước này làm nước cấp.

Vì thế chúng ta cần xây dựng hệ thống ao nuôi sao cho có thể xử lí hay tái sử dụng nước xả. Một cách rõ ràng nhất là chúng ta có thể bố trí thêm các ao xử lí nước như ao có thể thu lấy chất thải rắn. Thêm vào đó, chúng ta có thể nuôi các loại động vật ăn lọc như hai mảnh vỏ và các loại thực vật lọc nước như cây ngập mặn để làm sạch nước, ngoài ra gỗ vụn có thể được dùng để loại bỏ nitrate. Cuối cùng, dùng các loại thuốc sát trùng xử lí nước để tiêu diệt mầm bệnh gây hại.

Một phương pháp khác cũng được ứng dụng nhiều trong thủy sản là hệ thống nuôi trồng biofloc, các vật chất thải như thức ăn thừa, phân sẽ được chuyển hóa để nuôi cá và tôm. Do đó, sẽ hạn chế được lượng chất thải đầu ra và tăng năng suất ao nuôi lên đến 20%.


Ao, cây trồng, côn trùng,… tạo nên sự đa dạng hệ sinh thái xung quanh ao nuôi.

4. Quản lí việc cho ăn

Thức ăn là một trong các yếu tố làm nước ô nhiễm nhiều nhất. Khi sử dụng cá tạp và thức ăn viên chất lượng thấp, cá sẽ ít ăn và chúng trở thành chất dư thừa rồi chìm xuống đáy ao làm cho nước ao trở nên xấu hơn. Khi chúng ta lấy chúng ra khỏi ao bằng cách xả nước hay hút đáy vô tình làm xấu đi chất lượng nước xung quanh trại nuôi.

Tương tự, sử dụng thức ăn chất lượng thấp với hàm lượng protein cao, cá không thể hấp thụ hết chúng sẽ tồn lại trong phân cá, do đó làm tăng sự ô nhiễm môi trường nước. Cho nên người nuôi luôn được khuyến cáo sử dụng thức ăn có chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hóa sẽ tốt cho sự tăng trưởng và cải thiện sức khỏe vật nuôi.

Việc áp dụng phương pháp cho ăn cũng chiếm một vai trò cực kì quan trọng trong việc làm giảm sự ô nhiễm vì người nuôi thường có xu hướng cho ăn quá mức lượng thức ăn cần thiết để đảm bảo vật nuôi mau lớn.

Tất cả những điều trên chính là điểm yếu của hệ thống miễn dịch trại cá, tăng tỉ lệ tử vong và giảm sức tăng trưởng. Chúng ta có thể điều chỉnh việc sử dụng thức ăn để hạn chế sự ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước.

5. Tối thiểu hóa sự sử dụng thuốc và hóa chất

Người nông dân có xu hướng sử dụng hóa chất cho cải tạo ao như diệt tạp, ốc, giữ chất lượng nước và thuốc được sử dụng khi muôn giữ cá khỏe mạnh và xử lý khi cá yếu.

Thực tế là hầu hết các loại hóa chất vẫn tồn đọng trong nước, khi trang trại xả nước các hóa chất và thuốc vẫn tiềm tàng và gây ảnh hưởng không ít đến môi trường. Giả thuyết nếu các loại thuốc này có tác động đến cá và ốc trong ao nuôi thì nó cũng sẽ có tác động đến cá và ốc trong ao hồ.

Chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, tự nhiên hơn để thay thế hóa chất. Ví dụ như tách cá bệnh, nuôi riêng và điều trị bằng thuốc, hóa chất cho chúng, điều này sẽ hạn chế sự lây lan và giảm việc sử dụng hóa chất với môi trường ao nuôi.

6. Trồng các loại thực vật bản địa

Cuối cùng, trồng các loại cây xung quanh trại nuôi là điều tuyệt vời. Trồng cây cho bóng mát, giảm tác động của gió và cung cấp thêm thực phẩm cho con người, cá, chim cùng các loại động vật khác.

Tuy nhiên, cần chú ý đến mục đích an toàn sinh học của ao nuôi như giữ khu vực liền kề ao nuôi sạch sẽ không có cây cỏ. Vì các loại cây cỏ mọc ven bờ hay dưới mép bờ, … là nới ẩn náu tốt nhất cho các địch hại, các loài ăn thịt vật nuôi trong ao.

Việc lựa chọn cây trồng nên ưu tiên các loài bản địa hay chủng bản địa vì chúng dễ thích nghi, sức sống tốt và có thể kết hợp với các loại động vật xung quanh như chim, dơi, côn trùng và các dạng sống khác để tạo nên sự đa dạng sinh học cho trại nuôi, làm cho trại nuôi trở nên gần gũi và có môi trường tự nhiên hơn.

Nguồn: Theo Jonah van Beijnen và Gregg Yan
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết