Xác định vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh ngay tại ao

Adv thuysan247
Tháng 5 năm 2013, Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance-GAA) báo cáo rằng tiến sĩ Donald Lightner cùng cộng sự tại Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của hội chứng tôm chết sớm (EMS), một căn bệnh làm thiệt hại cho ngành ngành công nghiệp nuôi tôm một tỷ đô la một năm.

Tháng 5 năm 2013, Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance-GAA) báo cáo rằng tiến sĩ Donald Lightner cùng cộng sự tại Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của hội chứng tôm chết sớm (EMS), một căn bệnh làm thiệt hại cho ngành ngành công nghiệp nuôi tôm một tỷ đô la một năm.

thuysan247.com

Nhóm nghiên cứu của TS. Lightner đã phát hiện thấy rằng EMS được gây ra bởi một chủng duy nhất của một loài vi khuẩn tương đối phổ biến đó là, Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn được lây truyền qua đường miệng (orally), sau đó chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa tôm, tạo ra độc tố gây phá hủy mô, làm rối loạn chức năng của gan tụy và cơ quan tiêu hóa của tôm.

Sau khi tác nhân gây bệnh Hoại tử gan tụy trên tôm được công bố, có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc làm thế nào để chuẩn đoán sớm mầm bệnh để tránh thiệt hại cho người nuôi tôm. Theo như cách nghĩ thông thường thì bệnh do vi khuẩn chúng ta có thể phân lập và định danh chúng trên môi trường thạch. Tuy nhiên, trường hợp vi khuẩn gây bệnh Hoại tử gan tụy trên tôm hoàn toàn khác, chúng ta có thể phân lập và cả định danh loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus này bằng phương pháp phân lập trên môi trường thạch, nhưng không chắc chắn là chủng vi khuẩn này có độc tố hay không và có phải là tác nhân gây bệnh hay không vì có rất nhiều dòng khác nhau thuộc loài Vibrio parahaemolyticus

image

Hình: Tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei có dấu hiệu nhiễm bệnh Hoại tử gan tụy (A, B). Gan tụy (HP) teo, màu nhợt nhạt; dạ dày (ST) và ruột (MG) không có thức ăn. Hình (C, D) là tôm khỏe cho thấy HP có kích thước bình thường với màu da cam hơi tối, dạ dày và ruột đầy thức ăn. Hình (B) và (D) là mẫu lấy từ hai con tôm ở hình (A) và © tương ứng. Nguồn: Loc Tran et al., 2013.

1. Về loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus này hết sức phổ biến trong môi trường nước lợ/mặn và cả trên tôm; do đó, tôm bệnh hay không bệnh, đều có thể mang vi khuẩn này. Cộng đồng khoa học thế giới đã phân biệt có đến hàng trăm dòng Vibrio parahaemolyticus khác nhau thuộc loài này, tuy nhiên chỉ có một thiểu số các dòng có mang độc lực để có thể gây bệnh (trên người) như nhân loại đã biết và dòng vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm là một trong số các thiểu số đó do tôi và các đồng nghiệp ở trường ĐH Arizona, Mỹ xác định (Loc Tran et al., 2013). Điều này tương tự như việc vi khuẩn Escherichia coli là hết sức phổ biến trong đường ruột của người nhưng chỉ có thiểu số các dòng của loài vi khuẩn này gây được bệnh, ví dụ như Escherichia coli O157:H7. Có rất nhiều dòng vi khuẩn cùng loài sống hạnh phúc trong đường ruột của vật chủ nhưng không gây bệnh được gọi là “commensal bacteria”. Việc phát hiện vi khuẩn V. parahaemolyticus một cách chung chung không được coi là cách chẩn đoán phát hiện bệnh EMS. Do đó, vấn đề cốt lõi trong chuẩn đoán bệnh Hoại tử gan tụy hiện nay là tìm được dòng vi khuẩn mang độc lực.

2.  Môi trường chọn lọc vi khuẩn 

Một số loại môi trường thạch phổ biến (ví dụ TSA- Tryptic Soy Agar + NaCl) có thể cho phép hầu hết loại vi khuẩn Vibrio thông thường mọc. Một số môi trường chọn lọc như TCBS (Thiosulfate-citrate-bile salts- sucrose) cho phép chọn lọc các nhóm vi khuẩn dựa trên các đặc điểm sinh hoá khác nhau. Tuy nhiên, môi trường TCBS chỉ có thể phân loại vi khuẩn Vibrio thành hai nhóm: có sử dụng và không sử dụng đường sucrose. Một số nỗ lực sâu hơn để tìm các loại môi trường thạch ví dụ TSA + Triphenyltetrazolium Chloride nhằm phân biệt 2 loài vi khuẩn khá gần nhau về đặc điểm sinh hoá như 2 loài V. parahaemolyticus và V. alginolyticus thì lại không giúp phân biệt các loài vi khuẩn phổ biến khác như V. vulnificus và V. fluvialis… Do đó, hiện tại KHÔNG có một loại môi trường thạch nào có thể chỉ cho phép 1 loài vi khuẩn mọc và để dịnh danh vi khuẩn dựa vào môi trường thạch truyền thống.

3.  CompactDry VP - Bước tiến trong công nghệ chọn lọc vi khuẩn

 CompactDry VP áp dụng công nghệ đĩa vi sinh khô với chất nền là môi trường dinh dưỡng đặt hiệu cho Vibrio phát triển. Sản phẩm được cung cấp bởi hãng NISSUI Nhật Bản với các chứng nhận từ phòng lab Quốc tế AOAC.

Ưu điểm

CompactDry VP có khả năng phân lập các chủng Vibrio. Đối với V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy, khuẩn lạc có màu xanh, khác biệt so với nền đĩa nên rất dễ đếm số lượng. Các chủng khác như V. vulnificus, V. cholerae V.minicus lên khuẩn lạc màu hồng nhạt. Vibrio spp. cho khuẩn lạc màu trắng sữa.

Tiện lợi

-Mặt sau đĩa CompactDry VP có sẵn buồng đếm chia ô, thuận tiện cho việc đếm khuẩn lạc.

-Nhiệt độ bảo quản 1-30 độ C, phù hợp với nhiệt độ trong mát tại VN, nên không cần thiết tủ đông.

-Nhiệt độ ủ 32 - 35 độ C, tương đương với nhiệt độ ngoài trời tại VN, nên không cần buồng ấp.

-Đĩa được đóng kín nên môi trường vô khuẩn xâm nhập, nên không cần phòng thí nghiệm.

Một ưu điểm cực kỳ quan trọng đó là thao tác RẤT ĐƠN GIẢN

Bước 1: Mở nắp - Bước 2: nhỏ 1ml nước ao vào giữa đĩa - Bước 3: đậy nắp - HẾT

Bỏ đĩa trong bao nhôm, đặt ở nhiệt độ ngoài trời 32-35 độ sau 24 xem kết quả.

Với những thao tác đơn giản, người nuôi tôm hoặc kỹ sư thị trường có thể làm ngay tại ao mà kết quả vẫn như phòng lab.

Nhóm kỹ thuật thuysan247.com là những người đầu tiên đưa CompactDry VP đến ao tôm. Vì thế chúng tôi biết cách hỗ trợ bạn tốt nhất để xử lý ao tôm sau khi có kết quả kiểm tra. 

Hiện tại chúng tôi đang đàm phán độc quyền sản phẩm CompactDry VP với nhà cung cấp NISSIU để có giá tốt nhất cho bà con nuôi tôm tại Việt Nam

Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kỹ thuật: 0931.828.928 - 0919.036.231 Email: [email protected]

Nguồn: Theo thuysan247.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết